Phong trào thi đua yêu nước thúc đẩy nhiều trường, nhiều cấp học, bậc học, học sinh và các cá nhân phấn đấu vươn lên
(HBĐT) - Nếu nhìn những thành tựu về GD-ĐT tỉnh năm 2010 và nhìn lại “bức tranh cũ” năm 1991 sau thời kỳ tái lập tỉnh mới thấy được bước phát triển vượt bậc của sự nghiệp “trồng người” ở Hoà Bình hôm nay. Đó là sự khởi sắc đáng ghi nhận, với những nỗ lực, cố gắng của toàn đảng, toàn dân và Ngành GD-ĐT, vươn lên trong thế khó của tỉnh miền núi còn bộn bề khó khăn…
Từ việc nắm bắt tình hình thực tiễn cơ sở, nhiều năm gần đây, Ngành GD-ĐT tỉnh đã có nhiều giải pháp, biện pháp thực hiện có hiệu quả; góp phần giành nhiều thành tựu mới trong GD&ĐT ở địa phương. Ngành đã thực hiện tốt chức năng tham mưu các lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn; chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo động lực cho người học; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; nâng cao hiệu quả hoạt động GD-ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển GD&ĐT, đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học; đẩy mạnh “xã hội hoá” ; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng trong sạch, vững mạnh; đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện phân cấp và quản lý giáo dục theo hướng hiệu quả, chất lượng, thực hiện cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng…Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục Hoà Bình đã có bước phát triển đáng trân trọng. Trong 5 năm qua, hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh ta tiếp tục được hoàn chỉnh. Quy mô trường lớp phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 717 nhà trường và trung tâm giáo dục, tăng 1,8% so với năm 2005 (hiện có 192.742 học sinh, sinh viên). 100% số xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, THCS; có huyện có tới 4 trường THPT. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được tăng cường. Hiện nay, số phòng học kiên cố của toàn tỉnh chiếm 65,17%. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được đầu tư đáng kể, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 102 trường; 418 trường có thư viện. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được coi trọng. Về giáo dục mầm non có 88,3% giáo viên đạt chuẩn trở lên (trong đó, trên chuẩn là 11,7%); giáo dục tiểu học và THCS có 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trong đó, vượt chuẩn đối với tiểu học là 40,2%, đối với THCS là 23,3%. Giáo dục THPT có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn(trình độ trên chuẩn chiếm 3,3%). Giáo viên trường Cao đẳng sư phạm có trình độ trên chuẩn chiếm 47,1%. Toàn ngành có 7.533 đảng viên, chiếm 40,3%...
Từ những tiền đề quan trong đó, chất lượng dạy và học, hiệu quả đào tạo được nâng lên một bước mới. Đối với giáo dục mầm non, năm 2010 đã huy động 48,438 trẻ em trong độ tuổi ra lớp, chiếm 71,1%; trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 99,9%. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là 8,2%. Đối với giáo dục tiểu học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; toàn tỉnh có 31.243 học sinh được học 2 buổi/ngày. Đối với giáo dục THPT, năm 2010, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12, tỉnh ta đã đoạt 40 giải( 4 giải nhì, 20 giải quốc gia và 16 giải khuyến khích; 8 học sinh dân tộc đoạt giải); giải nhất toàn đoàn tại kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay Vnacal tại tỉnh Hoà Bình với 26 giải, trong đó có 5 giải nhất, 10 giải nhì, 10 giải ba). Với kết quả thi tốt nghiệp THPT, thi đỗ chiếm 95,39%, tỉnh ta được xếp thứ 26/63 tỉnh, thành toàn quốc.
Bên cạnh đó, Ngành còn thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình công tác khác như củng cố kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập GDTHCS bảo đảm kết quả vững chắc; thực hiện công bằng trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, chú trọng chất lượng đại trà, đẩy mạnh công tác bồi dững học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài…
Với những thành tích nổi bật trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, Sở GD&ĐT tỉnh đã được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Chính phủ ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 1 cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ năm 2008, 2 cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh năm 2006, 2009, 2 cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010.
Từ những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006-2010, Sở GD&ĐT Hoà Bình đã được tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Bùi Huy
(HBĐT) - Khuôn viên rộng rãi, xanh - sạch - đẹp, phương tiện và thiết bị giáo dục đảm bảo là những cảm nhận của chúng tôi khi đến trường Tiểu học Sông Đà, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH từ xây dựng giáo trình - tuyển sinh - đào tạo - cấp bằng và tuyển dụng giáo viên...được quy định chi tiết tại Điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Phụ huynh muốn con học thêm vì sợ con thua kém bạn bè, giáo viên muốn dạy thêm để tăng thu nhập. Toan tính của người lớn vô tình đẩy những đứa trẻ mới rời bậc mầm non đã phải chạy đua học thêm ngay khi vào lớp 1
Khi chuyển từ loại hình đào tạo niên chế truyền thống sang tín chỉ (TC) thì cần thay đổi cả chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thư viện... Nhưng rất nhiều trường ĐH, CĐ chưa đủ khả năng nên trên thực tế, TC hiện nay còn nửa vời
Ðã hơn 30 năm, Việt Nam có đội tuyển dự thi ô-lim-píc toán học quốc tế, và ở mức độ khác nhau, năm nào chúng ta cũng gặt hái được những thành công. Tuy nhiên, mấy năm gần đây chất lượng đội tuyển ô-lim-pích của chúng ta đang có chiều hướng đi xuống...
(HBĐT) - Hàng chục năm trôi qua, nhà trường vẫn chưa có được đường vào theo đúng nghĩa và diện tích đất của trường bị cắt nhường cho các hộ gia đình thuộc diện Quyết định 853 của Chính phủ vẫn chưa được cấp bù đảm bảo theo đúng tinh thần Quyết định giao đất của UBND tỉnh. Ông Vũ Đức Nguyên, Hiệu trưởng nhà trường bức xúc. Từ nhiều năm nay, sự bất hợp lý này đã trở thành nghịch lý ở một ngôi trường luôn nằm trong top dẫn đầu về chất lượng giáo dục bậc PTTH của tỉnh.