Trường tiểu học sông Đà được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp
(HBĐT) - Khuôn viên rộng rãi, xanh - sạch - đẹp, phương tiện và thiết bị giáo dục đảm bảo là những cảm nhận của chúng tôi khi đến trường Tiểu học Sông Đà, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).
Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Không chỉ đảm bảo về cơ sở vật chất, trường còn thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lý, xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ giáo viên và chất lượng dạy, học. Chính vì vậy, từ năm học 2002 – 2003, trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I, đến năm học 2007 – 2008 được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ II.
Là trường nằm ở phường trung tâm bờ trái sông Đà, nhưng một bộ phận nhân dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Mặt khác, đội ngũ giáo viên có độ tuổi trung bình cao nên việc cập nhật, đổi mới nội dung, chương tình SGK, phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Xác định được khó khăn đó, nhà trường đã bám sát 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục thành phố trong việc xây dựng kế hoạch toàn diện. Phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc phát huy được ưu điểm của từng cá nhân, đồng thời khắc phục được những hạn chế. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, công đoàn thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích CB, GV tích cực thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia thi GV giỏi các cấp. Xây dựng khối tập thể sư phạm đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, thống nhất cao trong mọi hành động. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý; thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục. Xây dựng qui chế làm việc, qui định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận. Cuối năm đánh giá kết quả thực hiện một cách công bằng, nghiêm túc.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trường tổ chức các chuyên đề theo tổ khối chuyên môn, trường, cụm trường; quan tâm giáo dục học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu thường xuyên. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Tích cực phối hợp với gia đình học sinh để có những giải pháp giáo dục các em cụ thể và hiệu quả. Gắn trách nhiệm của giáo viên với chất lượng học tập của học sinh, gắn trách nhiệm của hiệu trưởng với chất lượng của trường mình. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do cấp trên phát độnh như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Hai tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
Với những giải pháp đồng bộ đó, ngay từ năm học 2007 – 2008, nhà trường đã đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn của một trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Trường có CSVC khang trang, khuôn viên thoáng mát, diện tích 9265m2/482 học sinh. 100% CB, GV có trình độ đạt và vượt chẩn, trong đó có 67% GV vượt chuẩn. Phát huy những kết quả đó, năm học 2009 – 2010, nhà trường tiếp tục duy trì là đơn vị dẫn đầu khối giáo dục tiểu học. Trường đã huy động 100% trẻ em trong độ tuổi ra lớp, không có học sinh bỏ học; 100% học sinh hoàn thàn chương trình tiểu học. Các em luôn tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống, thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của nhà trường. Toàn trường có 477/514 học sinh đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; 39 học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ giao lưu olympic Toán tuổi thơ, tiếng Anh khu vực phía Bắc. Trong 5 năm qua, 100% CB, GV trong nhà trường đạt lao động tiên tiến trở lên, trong đó có 10 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. 14 CB, GV đạt quản lý giỏi, giáo viên giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh, 1 GV được công nhận GV dạy giỏi cấp Quốc gia.
Với những thành tích đã đạt được, trường đã được nhận nhiều cờ, bằng khen từ cấp cơ sở đến T.Ư và hiện đang được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Hàng chục năm trôi qua, nhà trường vẫn chưa có được đường vào theo đúng nghĩa và diện tích đất của trường bị cắt nhường cho các hộ gia đình thuộc diện Quyết định 853 của Chính phủ vẫn chưa được cấp bù đảm bảo theo đúng tinh thần Quyết định giao đất của UBND tỉnh. Ông Vũ Đức Nguyên, Hiệu trưởng nhà trường bức xúc. Từ nhiều năm nay, sự bất hợp lý này đã trở thành nghịch lý ở một ngôi trường luôn nằm trong top dẫn đầu về chất lượng giáo dục bậc PTTH của tỉnh.
(HBĐT) - Từ năm học 2010-2011, trường phổ thông dân tộc nội trú Cao Phong, huyện Cao Phong đưa phần học tiếng dân tộc (Mường, Dao) vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ.
(HBĐT) - Ngày 1/10, nhân kỷ niệm 14 năm ngày thành lập Hội khuyến học Việt Nam (2/10/1996 – 2/10/2010), Hội Khuyến học tỉnh tổ chức gặp mặt chào mừng thành công Đại hội Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) và phát động đợt thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Khuyến học cấp tỉnh lần thứ II vào tháng 10/2010.
Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) là trường đầu tiên tìm đến nhóm Cánh Buồm xin được thực nghiệm bộ sách “Chào lớp 1”.
Từng đạt giải Á khôi 1 cuộc thi Miss ĐH Giao thông vận tải năm 2007, mới đây, Đào Diệu Linh xuất sắc giành danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải với điểm tổng kết cuối khóa cao nhất trường: 8,82.
(HBĐT) - Chúng tôi đến trường THCS An Bình, huyện Lạc Thủy vào những ngày đầu năm học mới 2010 - 2011, nhà trường đang phát động thi đua học tốt, dạy tốt. Bước tới cổng trường đúng vào giờ ra chơi của các em học sinh, ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được đó là các em học sinh dưới mái trường này rất ngoan và lễ phép.