Hơn 54% sinh viên cho biết không có hứng thú học tập, 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ
Thiếu chủ động
“Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự học và tự nghiên cứu, thế mà thói quen học vẹt và chỉ học theo giáo trình hoặc bài vở của thầy cô hình thành khi còn học phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp khó khăn hoặc cảm thấy mất phương hướng. Nhiều sinh viên sử dụng thời gian tự học để làm việc riêng như đi làm thêm, học văn bằng 2... ”- TS Trần Thanh Ái, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết.
TS Trần Văn Dũng, Trường ĐH Tây Nguyên, cũng cho biết trường này áp dụng đào tạo tín chỉ từ năm 2009 nhưng gặp trở ngại là sinh viên không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ cố vấn học tập, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt thông tin của nhà trường, vì vậy mà nhiều sinh viên phàn nàn là không biết trường tổ chức những môn học nào, kế hoạch học tập ra sao...
Khó đổi mới phương pháp
TS Nguyễn Văn Giang, Trường CĐ Sư phạm Kon Tum, cho rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện còn thiên về hình thức, nặng thuyết trình và truyền đạt một chiều, chưa phát huy tính tự lực, sáng tạo của người học. Nguyên nhân là do một bộ phận giảng viên còn hạn chế về chuyên môn, cơ sở thiết bị dạy học ở hầu hết các trường chưa đáp ứng yêu cầu.
Ba vấn đề tham nhũng nổi bật nhất trong giáo dục là tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định đã được “vạch” ra tại hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/10.
Sau mấy ngày chia tay người dân thôn Phú Mưa (xã Jơ Ngây, huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam) trở về xuối, chiều qua 11/10, chúng tôi không khỏi cảm động khi nhận được cuộc điện thoại từ chính người dân thôn Phú Mưa.
(HBĐT) - Ngày 11/10, Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp với Chi nhánh Viettel Hòa Bình đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà bán trú dân nuôi tại trường THCS xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Được thành lập từ tháng 8 năm 1992, sau 16 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đến nay trường mầm non Hợp Thành huyện Kỳ Sơn từng bước có những đổi thay rõ rệt trong công tác dạy và học, tạo được niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Năm học 2010 – 2011, toàn huyện Đà Bắc có 68 trường ở các bậc học với tổng số 13.655 học sinh. Trong đó, nhà trẻ có 67 nhóm, 791 cháu; mẫu giáo 154 lớp, 2.555 cháu; tiểu học 310 lớp, 4.096 học sinh; trung học cơ sở 129 lớp, 4.368 học sinh; các trường THPT, Trung tâm GDTX 43 lớp, 1.725 học sinh và 4 lớp nghề với 120 học viên.
(HBĐT) - Ngày 8/10, trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình đã tổ chức khai giảng năm học mới 2010 - 2011. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh; đại diện các trường đại học, cao đẳng tỉnh bạn đã tới dự.