Sau mấy ngày chia tay người dân thôn Phú Mưa (xã Jơ Ngây, huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam) trở về xuối, chiều qua 11/10, chúng tôi không khỏi cảm động khi nhận được cuộc điện thoại từ chính người dân thôn Phú Mưa.

Thay mặt cả dân làng, trưởng thôn Alăng Chô xúc động nói: “Mấy hôm nay dân làng mình đều vui khi biết được tin nhiều bạn đọc có tấm lòng hảo tâm mong muốn giúp sức xây cầu nhân ái tại thôn Phú Mưa. Thay mặt dân bản, tôi xin cảm ơn qúy báo Dân trí và toàn thể bạn đọc trong và ngoài nước. Chúng tôi xin hứa, có khổ đến mấy cũng không để tình trạng các cháu học sinh bỏ học!”. 

Một góc “ốc đảo” nghèo Phú Mưa nhìn từ bên này sông.

Theo ông Chô, mấy ngày nay thời tiết ở vùng cao Đông Giang đã dần nắng ráo trở lại, lũ đã dần rút nước. Mặc dầu vậy, mực nước ở con sông R’lang chảy qua địa bàn thôn Phú Mưa vẫn còn khá sâu và chảy xiết. Do vậy, đều đặn các buổi đi về từ nhà đến trường học và ngược lại, các cháu học sinh cũng đều nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ.

“Sau khi nghe được thông tin bạn đọc cả nước muốn góp sức xây dựng cầu tại thôn Phú Mưa, dân bản ni rất vui mừng và xúc động. Hằng ngày, ở nhà cũng đều nghe người dân bàn tán rôm rả, mong muốn ngày đó được sớm trở thành hiện thực” - trưởng thôn Chô thông tin thêm.

Sáng nay 12/10, thầy giáo Nguyễn Văn Cường - giáo viên dạy môn Văn, Trường THCS bán trú Lê Văn Tám (xã Jơ Ngây) xác nhận: “Trong thời gian gần đây, mặc dù thời tiết vùng cao thường hay mưa, gây lũ nhưng các em học sinh Cơtu ở thôn Phú Mưa vẫn đều đặn đến trường học tập. Hầu hết các em rất chăm chỉ học tập, ngồi học ở trường rất nghiêm túc”.

Cũng theo thầy Cường, ngay tại lớp của thầy chủ nhiệm cũng có 2 em học sinh ở thôn Phú Mưa. Hầu hết các em đều chăm ngoan, nghiêm túc trong học tập. Ví như em Alăng Thị Tớ và Arất Đíp, đều là học sinh lớp 9/3, chăm chỉ đi học chuyên cần, rất sôi nổi phát biểu xây dựng bài, được bạn bè quý mến.

Năm ngoái, khi nước sông bị lũ, cả trưởng thôn và già làng Phú Mưa đều cùng nhau đưa trẻ đến trường bằng phao (ruột xe ôtô). (Ảnh chụp vào tháng 9/2009).

Già làng Alăng Chúc cũng “giành” chiếc máy điện thoại từ tay trưởng thôn Chô, “xin” được nói chuyện với chúng tôi trong giây lát. Già Chúc bảo: “Mấy hôm ni trẻ em trong thôn cũng đều chăm chỉ đến lớp học tập cán bộ à. Chừ nghe tin vui như ri, ai cũng thấy ưng cái bụng mà sung sướng. Nhờ cán bộ nói giúp mấy anh em dưới xuôi là đồng bào ở bản Phú Mưa đều rất cảm kích trước tấm lòng của các bạn. Khi mô có dịp thì dân bản mời các bạn lên thăm”.

Rồi già làng nói tiếp như sợ chúng tôi còn chưa nghe thấy: “Cán bộ à, dân bản Phú Mưa hứa với cán bộ và bà con ở xuôi là dù có khó khăn, gian khổ đến mấy, dân bản quyết không để các cháu học sinh phải bỏ học. Tấm lòng của các bạn, dân bản ni nhớ ơn suốt đời!”.

Thật sự khi nghe những lời tâm sự của dân làng Phú Mưa cho những dự định trong tương lai khi có được cây cầu, chúng tôi không khỏi nghẹn ngào xúc động. Tôi thầm nghĩ, nếu như đồng bào nơi đây có được cây cầu thật sớm thì hay biết mấy…

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác

Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Tỉnh đoàn, Chi nhánh Viettel Hòa Bình và huyện Đà Bắc tham gia khởi công xây dựng nhà bán trú dân nuôi tại trường THCS Hiền Lương.
Các cháu lớp 5 tuổi vui múa hát chào mừng ngày hội đến trường của bé và mừng lễ đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
Học sinh trường tiểu học xã Vầy Nưa được chăm lo giáo dục tốt.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh trống khai trường.

Trường DTNT huyện Cao Phong – nơi nuôi dưỡng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Cao Phong được thành lập tháng 8 năm 2002. Năm đầu mới thành lập, trường chỉ có 2 lớp với 60 học sinh là con em các dân tộc thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Đến nay, toàn trường đã phát triển thành 8 lớp với 200 học sinh.

Những đóng góp của Hội Phụ nữ trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ

(HBĐT) - Cùng với thời gian tựu trường năm học mới, Hội LHPN tỉnh thường xuyên có công văn chỉ đạo Hội Phụ nữ các huyện, thành phố vận động phụ nữ tham gia vào Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tham gia BCĐ phổ cập giáo dục, các tổ hòa giải... ở cơ sở để nêu cao ý thức trách nhiệm của chị em trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Khuyến học Lạc Sơn: Góp phần thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT

(HBĐT) - Năm 2010, huyện Lạc Sơn có thêm xã Miền Đồi tiến hành §ại hội thành lập hội cơ sở, đã đưa tổng số xã, thị trấn thành lập Hội khuyến học cơ sở lên 28/29 xã, thị trấn. 100% hội cơ sở đã thành lập được các chi hội tại các thôn, xóm, khu phố, nâng số hội viên trong toàn huyện lên gần 14.000 người..

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức

Nguyên là một nhà giáo có danh từ cách đây 80 năm tại Trường Thăng Long, bác Võ Nguyên Giáp hết sức ưu ái các trí thức trong ngành giáo dục và có những sự động viên, khích lệ rất đáng trân trọng.

Mỗi trường có 2 giảng viên được tuyên dương về hoạt động môi trường

Bộ GD-ĐT vừa có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT, các ĐH, CĐ, TCCN và viện nghiên cứu trực thuộc cử 2 cán bộ, giảng viên có đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ môi trường để xem xét tuyên dương tại hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ ba năm 2010.

Đình chỉ tuyển sinh nếu 3 năm không tuyển được học viên

Bộ trưởng Bộ GD- ĐT sẽ đình chỉ tuyển sinh các ngành, chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của những đại học, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học trong 3 năm không tuyển sinh được học viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục