Trường ĐH Việt - Đức đang thuê một phần tòa nhà điều hành trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM để đào tạo
Trường ĐH đẳng cấp quốc tế là mục tiêu tốt đẹp. Tuy nhiên, làm như thế nào để vừa hiệu quả mà lại không lãng phí trong hoàn cảnh nước ta không thừa tiền, lắm của. Ý kiến của những giáo sư có kinh nghiệm và tâm huyết về giáo dục đáng để lưu tâm.
Không thực tế
Ai cũng mong muốn nước ta có các trường ĐH chất lượng cao và là trung tâm khoa học mạnh, nhưng việc có trở thành ĐH đẳng cấp quốc tế hay không thì không quan trọng, bởi tiêu chí của mỗi tổ chức hay tạp chí xếp hạng các trường ĐH trên thế giới là khác nhau, không có giá trị khẳng định thống nhất.
Có 2 con đường để xây dựng những trường ĐH trở thành trường hàng đầu: một là xây mới như Chính phủ đang làm; hai là đầu tư cho những trường, những khoa, ngành đang có thế mạnh để nâng cấp lên.
Có lập luận rằng cần xây dựng các trường hoàn toàn mới để tránh theo lối mòn của quá khứ. Xét cho cùng lối mòn ấy do “cái khó bó cái khôn” và sự thụ động là do không được tự chủ. Trong khi mô hình trường mới thì không có gì mới trừ 2 điều kiện đặc biệt đó, tức được sự đầu tư lớn và cơ chế tự chủ cao. Nếu có 2 điều kiện đó, thì các trường VN hoàn toàn có thể làm được điều ta kỳ vọng, tại sao lại không được áp dụng? Thậm chí nếu được áp dụng thì số tiền đầu tư sẽ không tốn kém lớn đến như vậy vì các trường đã có cơ sở vật chất, có đội ngũ giảng viên. Chỉ cần đầu tư tốt hơn sẽ có năng lực tốt hơn. Nếu được tự chủ cao thì họ sẽ năng động, sáng tạo hơn.
Tôi không tán thành cách xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế như hiện nay. Đây là cách lựa chọn không hợp lý.
Thứ nhất, muốn trở thành ĐH đẳng cấp quốc tế thì không chỉ có đào tạo chất lượng mà phải nghiên cứu khoa học tốt. Xét về mặt khoa học cơ bản và công nghệ thì thế giới đã đi xa rồi, chúng ta phải có thời gian mới có thể theo kịp. Đồng thời rất tốn tiền. Với kinh phí đầu tư như hiện nay sẽ không đảm bảo nghiên cứu được. Riêng về khoa học xã hội và một số lĩnh vực có nét riêng của VN thì người nước ngoài không thể làm thay ta. Đây lại chính là mảnh đất khoa học ta có thể sớm vươn lên tầm quốc tế.
Thứ hai, việc đề ra mục tiêu xây dựng mới các trường ĐH đẳng cấp quốc tế để thúc đẩy và tạo động lực cho đổi mới hệ thống giáo dục ĐH (GDĐH) VN là không thực tế vì nó được ưu đãi đặc biệt, nó là đặc thù chứ không phải điển hình nên không thể nhân rộng được.
Tôi không tin là 10 hay 20 năm nữa những trường mô hình mới này lên được ĐH đẳng cấp quốc tế. Muốn vươn lên tầm cao trong giáo dục ĐH thì phải đi lên từ các trường ĐH của Việt Nam, không thể nhờ nước khác để đổi mới nền ĐH chúng ta.
Theo Báo Thanhnien
So với những mục tiêu mà đề án xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp đặt ra, những gì đang diễn ra trong thực tế lại có biểu hiện trái ngược.
Ba vấn đề tham nhũng nổi bật nhất trong giáo dục là tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định đã được “vạch” ra tại hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/10.
Sau mấy ngày chia tay người dân thôn Phú Mưa (xã Jơ Ngây, huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam) trở về xuối, chiều qua 11/10, chúng tôi không khỏi cảm động khi nhận được cuộc điện thoại từ chính người dân thôn Phú Mưa.
(HBĐT) - Ngày 11/10, Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp với Chi nhánh Viettel Hòa Bình đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà bán trú dân nuôi tại trường THCS xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Được thành lập từ tháng 8 năm 1992, sau 16 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, đến nay trường mầm non Hợp Thành huyện Kỳ Sơn từng bước có những đổi thay rõ rệt trong công tác dạy và học, tạo được niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Năm học 2010 – 2011, toàn huyện Đà Bắc có 68 trường ở các bậc học với tổng số 13.655 học sinh. Trong đó, nhà trẻ có 67 nhóm, 791 cháu; mẫu giáo 154 lớp, 2.555 cháu; tiểu học 310 lớp, 4.096 học sinh; trung học cơ sở 129 lớp, 4.368 học sinh; các trường THPT, Trung tâm GDTX 43 lớp, 1.725 học sinh và 4 lớp nghề với 120 học viên.