Thấy dân nghèo khát khao cho con đi học, thầy Võ An quyết định mở lớp học tình thương. Học phí chỉ 1.000 đồng/học sinh/tháng do phụ huynh tự nguyện đóng góp

Sau lũ, lớp học tình thương của thầy giáo Võ An ở xóm Đồng Miệu, thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đông đủ như mọi khi. Nhiều học trò đến trường bằng đò ngang, trong bộ áo quần lem luốc bùn đất.

Thầy giáo Võ An cùng học sinh tại lớp học tình thương
 
Mở lớp vì thương trẻ nghèo
 
Lớp học tình thương của thầy giáo An hiện còn 35 em, đa số đã quá tuổi vào lớp một. Trong đó có 5 em đã đi học tại trường tiểu học của xã nhưng không tiếp thu được bài nên gia đình đưa về nhờ thầy An kèm cặp. Xóm Đồng Miệu đa số là dân sống trên đầm phá và một số mới được tái định cư lên bờ sau cơn lũ lịch sử năm 1999, đời sống và dân trí  rất thấp.
 
Do gia đình nghèo khó nên học xong lớp 9, chàng trai trẻ Võ An phải nghỉ học để đi bán bánh bao, làm nông phụ giúp gia đình. Năm 1987, anh lập gia đình và dựng căn nhà tạm ở xóm Đồng Miệu. Thời đó, dân ở đây đa số sống trên đò và rất ít người biết chữ. Đường sá vào làng bùn ngập tới mắt cá chân.
 
Năm 1988, khi đi làm ruộng về, nhìn thấy đám trẻ chăn trâu bày trò viết chữ nhưng đều viết sai nên anh hỏi các em có muốn học chữ không thì thấy chúng bảo có nhưng vì nhà quá nghèo không có tiền đi học. Thương bọn trẻ, anh bảo các em ban ngày cứ giúp gia đình làm việc nhà, buổi tối mang sách vở tới nhà, anh dạy cho.
 
Thế rồi, lớp học tình thương không thu tiền đầu tiên hình thành với 18 học sinh, học từ 19 giờ đến 22 giờ. Ban ngày, cả trò và thầy đều đi làm đồng. “Các em tới học phải mang theo đèn dầu. Căn nhà tôi làm bằng phên tre, nền đất nên phải trải bao bố giữa nền nhà mà học”- thầy giáo An nhớ lại.
 
Tiếng thầy An mở lớp học tình thương lan rộng, phụ huynh tìm tới xin thầy dạy xóa mù cho con ngày càng nhiều. Sau cơn lũ năm 1999, nhiều phụ huynh tìm đến bảo thầy An đừng đi làm ruộng nữa mà ở nhà mở lớp học xóa mù chữ. Thấy dân nghèo khát khao cái chữ cho con, thầy An quyết định ở nhà mở lớp dạy học. Vì lớp học lên tới hơn 100 em nên thầy phải chia ra thành nhiều ca, học từ sáng sớm đến tối khuya mới nghỉ. Học phí chỉ 1.000 đồng/học sinh/tháng do phụ huynh tự nguyện đóng góp.
 
“Căn nhà tôi lúc đó làm bằng phên tre, gặp bọn trẻ đùa nghịch rút hết thanh tre nên trống trọi. Mùa đông, thầy trò ngồi học mà gió lạnh lùa vào run cầm cập”- thầy An nhớ lại và nói rõ hơn là cứ sau mỗi năm học, thầy lại làm hồ sơ, gửi bảng điểm kèm giấy khai sinh để các em ở đây vào học tiếp trong trường tiểu học. Em nào học còn yếu thì vào lớp 1, khá hơn thì vào lớp 2. Các thầy cô giáo ở trường biết hoàn cảnh của các em nên tạo điều kiện hết sức thuận lợi.
 
Vui khi học trò thành đạt
 
Lật sổ ghi danh sách những học trò giờ đã đỗ đạt vào các trường ĐH, CĐ, thầy An không khỏi tự hào: “Niềm vui lớn nhất đối với tôi là nhìn thấy các em được nhận phần thưởng của nhà trường vào cuối năm học và sự thành đạt trong cuộc đời”.
 
Hồ Văn Ga là học trò đầu tiên của thầy giáo An thi đỗ vào trường ĐH. Giờ đây, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Nông Lâm Huế, Ga đã có công việc ổn định. Ông Hồ Văn Sỹ - cha của Ga - tâm sự: “Nếu không có thầy An, con tôi khó  có như ngày hôm nay. Làng xóm ở đây ai cũng biết ơn tấm lòng của thầy đối với học trò nghèo”.
 
22 năm dạy học, tiền phụ cấp ít ỏi do phụ huynh đóng góp chẳng đủ cho gia đình có 7 người con ăn học nhưng chẳng bao giờ thầy An có ý định bỏ lớp học tình thương. Thầy An tâm sự rằng sự nghiệp dạy chữ của mình sẽ kết thúc khi trẻ em trong làng Đồng Miệu không còn mù chữ.
 
                                                                                       Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục