Sinh viên nhiều trường ĐH phải “trực chiến” bên máy tính nhiều ngày liền chỉ để thực hiện được việc đăng ký học phần (môn học) qua mạng Internet.

Sinh viên tập trung đăng ký môn học tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) -  Ảnh: Hoàng Duy 

Đón nhận thông báo đăng ký môn học học kỳ 2 năm học 2010-2011 của nhà trường, rất nhiều sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tỏ ra bức xúc bởi thời điểm đăng ký môn học trùng mùa thi học kỳ khiến sinh viên không tập trung ôn tập được.

Trắng đêm đăng ký

H.O., sinh viên năm 3 khoa kinh tế, lo lắng: “Đang mùa thi mà phải lên mạng canh chừng đăng ký môn học rất khổ, không bạn nào yên tâm để học hành. Mấy tuần nay chúng tôi phải ngồi lì trước máy tính, nhiều hôm thức đến 2g-3g sáng vẫn không đăng ký được”. Hàng trăm sinh viên nội trú tại ký túc xá của trường cho biết suốt mấy tuần nay, dù trong mùa thi nhưng sinh viên thức suốt đêm không phải để học bài mà để... lên mạng đăng ký môn học.

Theo các sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, từ khi trường thông báo về việc đăng ký học phần trên Internet, ngày nào họ cũng mất hàng giờ vô mạng để đăng ký môn học. L.A., sinh viên năm 2 khoa tài chính ngân hàng, cho biết: “Ngay khi trường thông báo, tôi thức trắng đêm cuối cùng cũng đăng ký được bảy môn học của học kỳ tới. Những sinh viên đăng ký được học phần đều phải lên mạng đăng ký lúc nửa đêm”.

Sinh viên một số trường ĐH khác cũng liên tục lên các diễn đàn kêu ca về chuyện không thể truy cập được vào mạng của nhà trường để đăng ký môn học trong những ngày cao điểm.

Theo quy định của các trường, nếu những môn học bắt buộc của học kỳ mà không đăng ký được thì sinh viên sẽ bị trễ tiến độ học tập suốt quá trình học của mình. Vì vậy, sinh viên nào cũng “canh” lúc trường ra thông báo để lên mạng đăng ký môn học nên website của các trường luôn trong tình trạng quá tải trong những thời điểm này.

Đăng ký một đường, kết quả một nẻo

Điều khiến sinh viên bức xúc hơn là họ rất khổ sở mới đăng ký môn học được nhưng sau đó nhận kết quả xử lý của nhà trường lại sai sót đủ thứ. T.T.C., sinh viên năm 1 khoa thủy sản Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết: “Tôi đăng ký 21 tín chỉ (chín môn) nhưng kết quả xử lý còn 17 tín chỉ, mất hai môn. Đã vậy, môn tin học học kỳ sau mới học nhưng trường xếp lịch thực hành từ ngày 9-8 đến 17-10, thời điểm đó tôi chưa nhập học”.

Trong khi đó N.N., sinh viên năm 3 khoa quản lý đất đai, cũng cho biết nhiều sinh viên cùng phòng ký túc xá bị mất rất nhiều môn, bị đổi giờ học, giảng viên... không như đăng ký ban đầu. “Khi đăng ký mà không được như ý muốn mình cảm thấy rất bực. Cứ như hiện nay thì nhà trường xếp thời khóa biểu sẵn luôn, việc gì bắt sinh viên phải đăng ký rồi lại chuyển đổi lung tung” - N.N. bức xúc. Rất nhiều sinh viên năm 1 khoa lâm nghiệp cũng cho hay họ còn bị tình trạng kết quả đăng ký môn học của họ có cả một số môn không hề đăng ký.

Ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng có tình trạng tương tự. Nhiều sinh viên cho rằng học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn giảng viên, lịch học... nhưng thực tế không dễ dàng. “Để học được đúng giảng viên mình ưng ý rất khó, luôn bị thay đổi. Đến ngày đóng học phí sinh viên mới biết một số môn mình đăng ký bị đẩy sang lớp khác” - H.L., sinh viên khoa kế toán - kiểm toán, nói. L.H., sinh viên năm 1 khoa tài chính - ngân hàng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, đăng ký 14 tín chỉ (sáu môn) nhưng kết quả nhận được với lịch học hoàn toàn khác nên đành phải hủy tất cả để đăng ký lại.

ThS Trần Thanh Phong, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, xác nhận hiện phần lớn sinh viên của trường không đăng ký được môn tiếng Anh. Lý giải việc này, ông Phong cho rằng đội ngũ giảng viên của trường không đáp ứng đủ.

Ông Phong cũng thừa nhận hệ thống mạng của trường chưa đủ mạnh và phần mềm đăng ký môn học còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng có khi sinh viên đăng ký thành công rồi nhưng sau đó hệ thống máy tính lại xử lý cho kết quả sai. Ông Phong khẳng định: “Với hệ thống mạng, máy chủ của trường hiện nay vẫn không thể đáp ứng nổi cho việc triển khai cho sinh viên đăng ký môn học qua mạng”.

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục