ĐH Quốc gia Hà Nội, một trong những trường thuộc diện di dời khỏi nội thành

ĐH Quốc gia Hà Nội, một trong những trường thuộc diện di dời khỏi nội thành

Chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành có từ năm 2007 nhưng đến thời điểm này thực tế triển khai gặp phải vô vàn khó khăn và không biết bao giờ mới thực hiện được.

Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nhận định: “Việc phê duyệt mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020 đã quy định rõ là phát triển mạng lưới phải đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội thành TP Hà Nội, nhưng đến thời điểm này thì chưa có một trường nào ra khỏi nội thành”.

Bà Thanh cũng cho hay: “Nguyện vọng chung của các nhà trường là có thêm cơ sở 2 chứ không di dời. Các trường ĐH, CĐ chủ yếu nằm trên địa bàn các quận nội thành, hiện nay có khoảng 58 trường”.

Ông Lê Văn Học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Hà Nội trình Chính phủ quyết định lộ trình chuyển một số trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành là một việc hết sức khó khăn. Hiện 4 quận nội thành cũ Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàn Kiếm đã có 26 trường ĐH, CĐ với gần 70.000 sinh viên đang học tập, làm tăng mật độ dân cư, ách tắc giao thông, bất cập về môi trường. Việc di dời các trường này toàn bộ hoặc một phần cũng phải tính toán kỹ”.

Mặt khác, ông Học cho biết: “Thực ra là vấn đề kinh phí rất lớn, vượt quá khả năng hiện nay của Hà Nội và của cả nước, do đó khó thực hiện và bản thân sinh viên cũng như giảng viên các trường, cán bộ quản lý cũng vậy, không có ai muốn rời khỏi trung tâm thủ đô vì ở đó cơ sở hạ tầng rất kém, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, cho nên họ không yên tâm học tập và làm việc tại cơ sở mới”. Ông nêu thực tế: cách đây hơn 10 năm, Chính phủ và Hà Nội đã dành 400 ha đất ở Tây Mỗ cho 7 trường ĐH giãn ra khỏi các quận nội thành nhưng năm 2008 thành phố lấy lại khu đất này cho mục đích khác vì sau 10 năm các trường không có kinh phí để thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở tại đó.

Việc triển khai dự án ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm góp phần giảm tải cho Hà Nội lại  triển khai quá chậm. Sau gần 15 năm thực hiện quy hoạch tại Láng - Hòa Lạc đến nay cũng chưa có một giảng viên và sinh viên nào lên học tập tại địa điểm mới.

Theo phương án Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trình UBND thành phố cuối tháng 10.2010, sẽ có 12 trường ĐH, CĐ được chuyển ra ngoại thành và được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối Nông nghiệp, Kỹ thuật và Công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là Kỹ thuật, Công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành Văn hóa xã hội, Sư phạm, Du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho ĐHQG Hà Nội, đào tạo ngành Khoa học cơ bản, Công nghệ, Kỹ thuật, Y Dược và các nghiên cứu chuyên sâu).

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục