Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.

Nếu như đối với giáo viên THCS hay THPT thì chủ yếu đảm nhận giảng dạy một môn học cụ thể thì ở bậc tiểu học đòi hỏi giáo viên phải rất “đa năng”. Ngoài việc rèn luyện chữ viết đến khả năng ca hát, hội họa còn đòi hỏi giáo viên có thể giảng dạy nhiều môn học. Chính vì thế những sinh viên khi theo học sư phạm giáo dục tiểu học đều phải bắt đầu lại từ…lớp 1.

Khổ công rèn chữ

Đối với sinh viên sư phạm tiểu học (SPTH) thì công việc rèn chữ khó khăn và vô cùng cực nhọc so với nhiều công việc khác. Chính vì thế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên theo học ngành này đều phải cần mẫn trong việc rèn chữ và quá trình này vẫn tiếp tục cho dù đã đứng lớp.

Lê Lan, sinh viên Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, tâm sự: “Trong suốt thời gian học phổ thông thì hầu hết học sinh đều phải tập viết nhanh để theo kịp bài giảng. Chính vì thế mẫu chữ thường không theo quy chuẩn. Khi bắt đầu làm quen lại với công việc của cái thời cách đây 15-16 năm quả thực không phải là dễ”.

Để có thể viết theo đúng quy chuẩn, việc đầu tiên của sinh viên ngành SPTH là mua vở ô li sau đó mua sách hướng dẫn cách viết chữ hoa, chữ thường và hí hoáy tự ngồi luyện viết. Nói thì có vẻ là dễ nhưng để có thể làm được điều này nhiều sinh viên phải mướt mồ hôi.

“Cái khó của việc rèn chữ đó là tính tỉ mỉ và kiên trì. Một đoạn văn ngắn nếu viết thông thường thì chỉ cần mất khoảng 5-7 phút nhưng khi viết quy chuẩn thì tiêu tốn cả tiếng là chuyện bình thường”, Nguyễn An, một sinh viên khoa SPTH bật mí.

Cũng theo An, cái khó có việc rèn chữ là sinh viên không được viết bút bi mà thay đó là bằng bút mực. Tùy từng yêu cầu mà phải dùng những bút mực có độ đậm nét khác nhau. Chỉ mỗi việc nhớ được các quy chuẩn này sinh viên cũng đã “bở hơi tai”.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, với đa số sinh viên đăng ký học khoa tiểu học thì công việc ngốn nhiều thời gian nhất là rèn chữ. Công tác kiểm tra chữ viết được các giáo viên đặc biệt chú ý, chính vì thế có muốn lười cũng không được. Bên cạnh đó để có thể “viết chữ đẹp”, nhiều sinh viên còn bắt buộc phải thuê gia sư hướng dẫn “tập viết”.

Nhiều lần khóc vì…kiến tập

Sinh viên khoa SPTH hay khóc bởi nhiều lý do, từ chuyện cháy giáo án, bị giáo viên soi, hay thậm chí do bị mất bình tĩnh.

Thu Hương, sinh viên năm cuối, tâm sự: “Khác với thực tập là được giảng dạy trực tiếp các em nhỏ thì ở kì kiến tập, người đóng vai trò học sinh là những sinh viên trong lớp. Mới lần đầu đứng trên bục giảng lại phải đối mặt với một rừng học trò “lớn tuổi” thì dù có tự tin đến mấy cũng đôi lúc…phát hoảng”.

Cô bạn cùng lớp tên Ngân kể thêm: “Có một lần mình bật khóc vì một cậu bạn trong vai học sinh “bảo thủ không nghe lời”. Cảm giác lúc đó hụt hẫng và ấm ức bởi không biết xử lý như thế nào”.

Theo đánh giá của hầu hết sinh viên thì cảm giác đáng sợ nhất là “quên bài giảng” và “cháy giáo án”. Lúng túng, bối rối cộng thêm sự soi xét của giáo viên ngồi phía dưới khiến sinh viên chỉ biết “mếu máo”.

“Mặc dù giáo viên chủ nhiệm động viên là hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh nhưng không hiểu sao lúc đó mình không thể làm được. Tim đập loạn cả lên, tay thì run, miệng chỉ biết ú ớ…Chưa làm chủ được tình huống, lại nhìn thấy hội bạn ở dưới cười toe toét thế là mình “khóc” luôn” - Lê Thị An, sinh viên Ttrường CĐ Sư phạm Bắc Ninh khi kể lại câu chuyện phải phì cười vì lý do khóc “ngớ ngẩn” của mình.

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác

Học viên lớp điện dân dụng trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình thực hành tại lớp học.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào Trường Đại học Sài Gòn trong kỳ thi tuyển sinh 2010.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Công đoàn trường tiểu học Quý hòa (Lạc Sơn): Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Xử lý các vi phạm trong triển khai dự án thành lập trường

Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.

Học sinh Amsterdam nhận được đầu tư cao nhất

Mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam là 15 triệu đồng/học sinh mỗi năm, cao nhất trong các bậc học.

Giáo viên thành phố lo... “chạy” Tết

Thưởng Tết chỉ mang tính tinh thần là chính nên nhiều giáo viên phải nhanh tay sắm Tết sớm vì lo giá cả leo thang. Một cái Tết no đủ - điều đơn giản đó lại là mong muốn của rất nhiều người theo nghề giáo.

Giáo dục năm 2011 có gì mới?

Năm 2010 đã qua, ngành giáo dục đã có nhiều thành tích và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Vậy năm 2011, ngành giáo dục có gì mới?

Đứng nhất, các nhà giáo dục vẫn kêu gọi cải cách

Năm nay, lần đầu tiên, các trường học Trung Quốc tham gia kiếm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc tế PISA. Cuộc kiểm định cho thấy kết quả thú vị về một bức tranh chưa đầy đủ của các học sinh có kết quả cao nhất về đọc, viết và làm toán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục