Cô giáo hướng dẫn học sinh trường nội trú Hương Khê (Hà Tĩnh) trong giờ học

Cô giáo hướng dẫn học sinh trường nội trú Hương Khê (Hà Tĩnh) trong giờ học

Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum xác định đây là vấn đề cơ bản không chỉ khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương mà còn là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

 

Tỉnh ủy Kon Tum đã có Nghị quyết riêng về nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2015. Xác định đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy Ðảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các lực lượng xã hội; huy động mọi nguồn lực, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm là: Huy động học sinh ra lớp, duy trì số học sinh, phân luồng học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) cuối cấp THCS; đổi mới phương thức quản lý giáo dục, phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, mở rộng hệ thống trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Huyện Ngọc Hồi là địa phương của tỉnh Kon Tum thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và có nhiều mô hình trong việc nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh DTTS.

Theo khảo sát, thống kê qua các năm học, học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi chiếm tỷ lệ khoảng 75%. Xác định nguyên nhân  chất lượng học tập của học sinh DTTS chưa cao là do việc học bài ở nhà còn nhiều hạn chế, một phần do nhận thức của phụ huynh và cả chính các em, một phần do tập tục sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số... Ðể khắc phục tình trạng này,  huyện Ngọc Hồi đã xây dựng mô hình 'Tiếng kẻng học tập' và mô hình  'Góc học tập' giúp các em học sinh DTTS có điều kiện tự nâng cao chất lượng học tập cũng như rèn luyện bản thân.

Với cách làm này, trưởng thôn tình nguyện đánh kẻng thông báo cho con em và nhân dân biết đã đến giờ học vào 19 giờ tối hằng ngày; phụ huynh học sinh nhắc nhở các em học bài, không mở các phương tiện nghe nhìn gây ồn ào trong giờ học; các anh chị đoàn viên thanh niên không tổ chức vui chơi gây ồn ào và phân công nhau đi đến từng hộ gia đình vận động, nhắc nhở các em học bài nghiêm túc, hướng dẫn các em học nhóm; bí thư chi bộ, già làng đi kiểm tra, nhắc nhở các gia đình không chấp hành việc đôn đốc các em học bài; đồng thời hằng tuần, hằng tháng Mặt trận Tổ quốc các xã, các ban, ngành xã đi kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn từng thôn, làng thực hiện tốt phong trào này; ở một số xã (Sa Loong, Ðăk Dục, Bờ Y) các chiến sĩ đội công tác, chiến sĩ các đồn biên phòng nhận nhiệm vụ phụ trách từng thôn, làng trong việc quản lý, hướng dẫn nhân dân thực hiện phong trào này.

Ban giám hiệu, giáo viên các trường vận động các nguồn quỹ như dự án PEDC, sử dụng kinh phí 112, các nguồn quỹ tại địa phương để mua các dụng cụ xây dựng các góc học tập (bàn ghế, cặp, bóng đèn, ...); đồng thời đến tận gia đình các em hướng dẫn các em xây dựng 'góc học tập' bằng những vật liệu có sẵn, dễ làm, như cách đóng bàn ghế từ cây lồ ô, vị trí đặt bàn ghế, lắp bóng đèn...

Ðoàn thanh niên tại các địa phương đóng một vai trò tích cực trong công tác giáo dục tại các xã; ngoài sự phối hợp giữa phòng giáo dục và đào tạo và huyện đoàn trong công tác tuyên truyền; đoàn viên thanh niên tại các thôn, làng còn giúp đỡ các trường trong việc xây dựng hàng rào cho các điểm trường lẻ, trồng cây xanh, san ủi sân trường, làm cầu qua sông (suối) cho học sinh đi học.

Hội phụ huynh, hội phụ nữ... tại các xã đã vận động quyên góp ngày công, vật chất đóng góp xây dựng cho giáo dục xã nhà; vận động học sinh đi học chuyên cần; học sinh bỏ học trở lại lớp; vận động các gia đình không đưa con em đi lên rẫy vào các ngày học. Bên cạnh đó ở các xã khó khăn, đường đến lớp xa, hội phụ huynh đã động viên các gia đình chuẩn bị cơm cho các em mang đi và ăn trưa tại lớp để tiếp tục tham gia học buổi chiều, vì vậy mà sĩ số ở buổi học thứ hai (buổi chiều) được duy trì, chất lượng ngày càng tiến bộ, điển hình như Trường THCS Ngô Quyền  xã Ðăk Ang, Trường Mầm non Ðăk Ang,  Trường mầm non Họa Mi,  xã Sa Loong...

Tổ chức đoàn, đội trong các trường học cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa như tổ chức kết nghĩa với chi đoàn các thôn, làng, thường xuyên giao lưu các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, phối hợp thực hiện các hoạt động trong phong trào xây dựng 'Trường học thân thiện, học sinh tích cực' bằng những việc làm cụ thể như vận động học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt trong dịp hè (Ðăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Ðăk Ang...). Các bạn đoàn viên học sinh, đội viên các trường định kỳ tổ chức quyên góp ủng hộ bạn nghèo các xã vùng sâu, vùng xa, vì vậy những bạn khó khăn được động viên và cố gắng đến lớp chuyên cần.

Các tổ chức khác trong nhà trường cũng có những hoạt động linh hoạt để thu hút các em đến lớp và duy trì sĩ số như phối hợp với trạm y tế các xã tổ chức vận động học sinh, phụ huynh trong các đợt khám sức khỏe lưu động tại các trường học, các y, bác sĩ nhiệt tình ủng hộ và có các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những gia đình gương mẫu quan tâm tới việc học của con em, tiêu biểu như trạm y tế các xã: Bờ Y, Ðăk Dục, Ðăk Ang, Sa Loong...

Giáo viên các trường, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa có tinh thần nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy; sẵn sàng dạy tăng buổi bằng nhiều hình thức không đòi hỏi chế độ, đây là việc làm có đóng góp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục dân tộc. Ban Giám hiệu các trường cũng có những chỉ đạo, động viên giáo viên vượt qua những khó khăn vật chất, cắm chốt tại các thôn, làng xa xôi để cùng ăn, cùng ở và dạy dỗ các em, đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền trong nhân dân.

Tổng kết năm học 2009 - 2010, trong tổng số hơn 10 nghìn học sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã có 81% số học sinh có góc học tập, trong đó có khoảng 30% số học sinh có góc học tập đẹp, đủ ánh sáng. Kết quả học tập năm học 2009-2010 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi mặc dù đạt được chưa cao, nhưng đã được nâng lên rõ rệt. Xếp loại học lực ở bậc tiểu học, Ngọc Hồi đã có hơn 14% số học sinh đạt loại giỏi, hơn 30% số đạt loại khá, học sinh yếu kém chỉ còn hơn 10%, chất lượng giáo dục chỉ xếp sau thành phố Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum đề ra tám giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn, trong đó cùng với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Ðảng, chính quyền địa phương; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS song song với việc nâng cao nhận thức về giáo dục cho nhân dân vùng DTTS bằng các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp như: Xây dựng tình nguyện viên giáo dục ở thôn, làng, tổ chức diễn đàn để các bậc cha mẹ học sinh tham gia trong việc nâng cao ý thức tự học, tự rèn trong học tập, đáp ứng yêu cầu bảo đảm nguồn nhân lực tại chỗ trước mắt cũng như lâu dài trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Tỉnh ủy Kon Tum đã có Nghị quyết riêng về nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2008-2015. Xác định đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy Ðảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các lực lượng xã hội; huy động mọi nguồn lực, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm là: Huy động học sinh ra lớp, duy trì số học sinh, phân luồng học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) cuối cấp THCS; đổi mới phương thức quản lý giáo dục, phát triển toàn diện đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, mở rộng hệ thống trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Huyện Ngọc Hồi là địa phương của tỉnh Kon Tum thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và có nhiều mô hình trong việc nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh DTTS.

Theo khảo sát, thống kê qua các năm học, học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi chiếm tỷ lệ khoảng 75%. Xác định nguyên nhân  chất lượng học tập của học sinh DTTS chưa cao là do việc học bài ở nhà còn nhiều hạn chế, một phần do nhận thức của phụ huynh và cả chính các em, một phần do tập tục sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số... Ðể khắc phục tình trạng này,  huyện Ngọc Hồi đã xây dựng mô hình 'Tiếng kẻng học tập' và mô hình  'Góc học tập' giúp các em học sinh DTTS có điều kiện tự nâng cao chất lượng học tập cũng như rèn luyện bản thân.

Với cách làm này, trưởng thôn tình nguyện đánh kẻng thông báo cho con em và nhân dân biết đã đến giờ học vào 19 giờ tối hằng ngày; phụ huynh học sinh nhắc nhở các em học bài, không mở các phương tiện nghe nhìn gây ồn ào trong giờ học; các anh chị đoàn viên thanh niên không tổ chức vui chơi gây ồn ào và phân công nhau đi đến từng hộ gia đình vận động, nhắc nhở các em học bài nghiêm túc, hướng dẫn các em học nhóm; bí thư chi bộ, già làng đi kiểm tra, nhắc nhở các gia đình không chấp hành việc đôn đốc các em học bài; đồng thời hằng tuần, hằng tháng Mặt trận Tổ quốc các xã, các ban, ngành xã đi kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn từng thôn, làng thực hiện tốt phong trào này; ở một số xã (Sa Loong, Ðăk Dục, Bờ Y) các chiến sĩ đội công tác, chiến sĩ các đồn biên phòng nhận nhiệm vụ phụ trách từng thôn, làng trong việc quản lý, hướng dẫn nhân dân thực hiện phong trào này.

Ban giám hiệu, giáo viên các trường vận động các nguồn quỹ như dự án PEDC, sử dụng kinh phí 112, các nguồn quỹ tại địa phương để mua các dụng cụ xây dựng các góc học tập (bàn ghế, cặp, bóng đèn, ...); đồng thời đến tận gia đình các em hướng dẫn các em xây dựng 'góc học tập' bằng những vật liệu có sẵn, dễ làm, như cách đóng bàn ghế từ cây lồ ô, vị trí đặt bàn ghế, lắp bóng đèn...

Ðoàn thanh niên tại các địa phương đóng một vai trò tích cực trong công tác giáo dục tại các xã; ngoài sự phối hợp giữa phòng giáo dục và đào tạo và huyện đoàn trong công tác tuyên truyền; đoàn viên thanh niên tại các thôn, làng còn giúp đỡ các trường trong việc xây dựng hàng rào cho các điểm trường lẻ, trồng cây xanh, san ủi sân trường, làm cầu qua sông (suối) cho học sinh đi học.

Hội phụ huynh, hội phụ nữ... tại các xã đã vận động quyên góp ngày công, vật chất đóng góp xây dựng cho giáo dục xã nhà; vận động học sinh đi học chuyên cần; học sinh bỏ học trở lại lớp; vận động các gia đình không đưa con em đi lên rẫy vào các ngày học. Bên cạnh đó ở các xã khó khăn, đường đến lớp xa, hội phụ huynh đã động viên các gia đình chuẩn bị cơm cho các em mang đi và ăn trưa tại lớp để tiếp tục tham gia học buổi chiều, vì vậy mà sĩ số ở buổi học thứ hai (buổi chiều) được duy trì, chất lượng ngày càng tiến bộ, điển hình như Trường THCS Ngô Quyền  xã Ðăk Ang, Trường Mầm non Ðăk Ang,  Trường mầm non Họa Mi,  xã Sa Loong...

Tổ chức đoàn, đội trong các trường học cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa như tổ chức kết nghĩa với chi đoàn các thôn, làng, thường xuyên giao lưu các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, phối hợp thực hiện các hoạt động trong phong trào xây dựng 'Trường học thân thiện, học sinh tích cực' bằng những việc làm cụ thể như vận động học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt trong dịp hè (Ðăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Ðăk Ang...). Các bạn đoàn viên học sinh, đội viên các trường định kỳ tổ chức quyên góp ủng hộ bạn nghèo các xã vùng sâu, vùng xa, vì vậy những bạn khó khăn được động viên và cố gắng đến lớp chuyên cần.

Các tổ chức khác trong nhà trường cũng có những hoạt động linh hoạt để thu hút các em đến lớp và duy trì sĩ số như phối hợp với trạm y tế các xã tổ chức vận động học sinh, phụ huynh trong các đợt khám sức khỏe lưu động tại các trường học, các y, bác sĩ nhiệt tình ủng hộ và có các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những gia đình gương mẫu quan tâm tới việc học của con em, tiêu biểu như trạm y tế các xã: Bờ Y, Ðăk Dục, Ðăk Ang, Sa Loong...

Giáo viên các trường, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa có tinh thần nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy; sẵn sàng dạy tăng buổi bằng nhiều hình thức không đòi hỏi chế độ, đây là việc làm có đóng góp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục dân tộc. Ban Giám hiệu các trường cũng có những chỉ đạo, động viên giáo viên vượt qua những khó khăn vật chất, cắm chốt tại các thôn, làng xa xôi để cùng ăn, cùng ở và dạy dỗ các em, đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền trong nhân dân.

Tổng kết năm học 2009 - 2010, trong tổng số hơn 10 nghìn học sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã có 81% số học sinh có góc học tập, trong đó có khoảng 30% số học sinh có góc học tập đẹp, đủ ánh sáng. Kết quả học tập năm học 2009-2010 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi mặc dù đạt được chưa cao, nhưng đã được nâng lên rõ rệt. Xếp loại học lực ở bậc tiểu học, Ngọc Hồi đã có hơn 14% số học sinh đạt loại giỏi, hơn 30% số đạt loại khá, học sinh yếu kém chỉ còn hơn 10%, chất lượng giáo dục chỉ xếp sau thành phố Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum đề ra tám giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn, trong đó cùng với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Ðảng, chính quyền địa phương; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS song song với việc nâng cao nhận thức về giáo dục cho nhân dân vùng DTTS bằng các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp như: Xây dựng tình nguyện viên giáo dục ở thôn, làng, tổ chức diễn đàn để các bậc cha mẹ học sinh tham gia trong việc nâng cao ý thức tự học, tự rèn trong học tập, đáp ứng yêu cầu bảo đảm nguồn nhân lực tại chỗ trước mắt cũng như lâu dài trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

                                                                                Theo ND

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục