Xăng, gas, điện, nước và các mặt hàng thiết yếu tăng giá khiến các trường học, đặc biệt là trường tư, lâm vào cảnh khốn đốn, còn phụ huynh học sinh (PHHS) cũng thấp thỏm lo sợ học phí tăng theo.

 
Một số PHHS Trường THPT tư thục Đăng Khoa (quận 1 - TPHCM) tỏ ra bức xúc khi có tin đồn trường sẽ tăng học phí (HP) trong tháng 3. Tuy nhiên, ông Lê Trọng Chì - hiệu trưởng nhà trường - bác bỏ thông tin này: “Từ nay cho đến cuối năm học, trường vẫn sẽ không tăng HP”. Song, ông Chì thừa nhận tình hình giá cả biến động như hiện nay đã khiến hoạt động của trường gặp nhiều khó khăn. Mỗi tiết dạy của giáo viên được trường trả thù lao hơn 100.000 đồng, trong khi mức thu của HS nội trú chỉ khoảng 4,5 triệu đồng, HS bán trú khoảng 2 triệu đồng, tương đối “mềm” so với nhiều nơi.
 
Bà Mai Liên - chủ Trường Mầm non Hoa Sen (quận Gò Vấp - TPHCM) tính lươn sống, tôm sống, gạo, trái cây… phải mua ngoài chợ thì giá đều tăng. Lươn trước Tết 130.000 đồng/kg nay tăng lên 150.000 đồng/kg, tôm tăng từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/kg, cua đồng tăng từ 45.000 đồng lên 60.000 đồng/kg… "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng điều tiết" - bà nói.
 
Tương tự, các trường Hermann Gmeiner (quận Gò Vấp), Mầm non Hạnh Phúc (quận Thủ Đức), Mầm non - Tiểu học - THPT Ngô Thời Nhiệm (quận 9) cũng đang cố gắng điều tiết khoản lợi nhuận hàng tháng cũng như từ “quỹ dự phòng” để bù cho phần thiếu hụt. Bà  Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm, cho biết dù giá cả nhiều mặt hàng đã tăng, điện nước cũng tăng nhưng nhà trường vẫn giữ nguyên chất lượng bữa ăn mà không tăng thu của HS.
 
Bà Hoàng Thị Hồng Hải - Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ giáo dục Trí Đức, cho biết: “Chỉ riêng một cơ sở của Trường Dân lập Trí Đức (quận Tân Phú), tiền nước đã tăng 7-8 triệu đồng/tháng. Nhưng trường sẽ ráng cầm cự đến hết năm học”. Hầu hết các trường khác cũng đều cho rằng ít nhất phải vào hè mới có thể tăng HP. Nếu tăng, trường sẽ phải thông báo trước để PHHS chuẩn bị.
 
Đầu năm học này, hầu hết các trường tư đều đã tăng HP nên các trường không thể tăng đột ngột. Tuy nhiên, một số trường lại điều chỉnh tăng tiền ăn, gây bức xúc cho PHHS. Trường Tiểu học Quốc tế đã có thông báo tới phụ huynh sẽ điều chỉnh tiền ăn tăng 3.666 đồng/bữa ăn (11.000 đồng/ba bữa ăn/ngày). Theo lý giải của nhà trường, mặc dù vật giá tăng nhưng từ tháng 6-2008 đến nay trường vẫn cố gắng giữ ổn định tiền ăn. Nay do biến động kinh tế và tình hình lạm phát tăng quá cao, các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt của HS, lương nhân viên phục vụ cũng tăng, bắt buộc trường phải điều chỉnh phí để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho HS.
 
Còn tại Trường Tiểu học Ngôi Sao Nhỏ (quận Bình Tân), ông Nguyễn Thiện Minh - Chủ tịch HĐQT nhà trường, cho biết bữa ăn của HS trường do một công ty của Đức thầu với giá hơn 40.000 đồng/ngày/HS. Hiện nay, phía cung cấp đang đề nghị tăng thêm vài ngàn đồng/bữa/HS. Trường dự định sẽ đề nghị họ tuân thủ hợp đồng đã ký kết từ đầu năm là không tăng giá.
 
Tăng tiền ăn chỉ vài ngàn đồng/bữa chỉ là con số lẻ nhưng khi nhân với trung bình 24 ngày trong một tháng sẽ trở thành khoản chi lớn khiến PHHS thêm “đuối”. Một PHHS có con học trường tư nói: “Đầu năm học này, hầu hết các trường tư đều đã tăng HP từ 10-20%. Nếu bây giờ lại tăng thì PHHS chúng tôi cũng đành “cắn răng”, vì rất khó chuyển trường cho con khi năm học chỉ còn hơn hai tháng nữa là kết thúc, nhưng chúng tôi sẽ tính lại vào năm học tới”.
 
 
 
                                                                                            Theo NLD

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục