Những năm gần đây, sinh viên ngành sư phạm ra trường rất khó tìm việc làm, có nhiều môn học gần như không có nhu cầu tuyển dụng. Sự phối hợp giữa cung và cầu không có, học sinh khi tốt nghiệp THPT không có định hướng. Thế nhưng, các trường ĐH, CĐ Sư phạm vẫn tuyển sinh với chỉ tiêu khá lớn.

Nhiều giáo viên dạy các môn như: văn, sử, địa, giáo dục công dân… là những môn lâu nay ở các địa phương nhu cầu tuyển dụng rất ít. Mỗi năm, mỗi địa phương chỉ tuyển dụng một vài chỉ tiêu, thậm chí nhiều địa phương không tuyển do nhu cầu tại đơn vị đã đủ và thừa. Nhiều hiệu trưởng đau đầu khi bố trí nhân sự. Vì kinh phí khoán, đơn vị phải tự trả lương mà thừa như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí hoạt động tại đơn vị.

Chính sự đào tạo tràn lan như trên đã dẫn đến sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Từ đây dẫn đến cách tuyển dụng ở nhiều địa phương xảy ra tiêu cực (tình trạng phải là người quen biết, hoặc có nhiều tiền mới được tuyển dụng).

Người viết bài này tốt nghiệp ngành sư phạm khóa 2002-2006 của trường ĐH Huế. Khóa học này, ngành văn có hai lớp. Riêng lớp chúng tôi đã có 17 sinh viên quê Thanh Hóa. 5 năm đã trôi qua nhưng trong số này chỉ có 2 người xin được đúng ngành nghề. Trong số những người bạn thuở ấy của tôi, người thì lấy chồng ở nhà phụ giúp gia đình, người thì chật vật lo được suất làm văn phòng ở xã, thậm chí có người không thể xin được việc ở nhà nuôi vịt, làm ruộng.

Nhiều người xin dạy hợp đồng ngắn hạn tại các trường phổ thông nhưng chi phí cũng rất lớn. Mỗi tuần chỉ được xếp dạy 1-2 lớp. Vì vậy lương giáo viên hợp đồng chỉ dao động từ 400-600 ngàn đồng, số tiền đủ để đổ xăng và đầu tư in giáo án. Nhưng vì yêu ngành nghề của mình nên họ vẫn phải chấp nhận.

Được đào tạo mà không xin được việc làm sau khi ra trường là sự lãng phí rất lớn. 4 năm học, nhà nước miễn học phí, lo bố trí giáo viên giảng dạy, đầu tư trường lớp, thư viện, kiến tập, thực tập, làm khóa luận rồi các đề tài nghiên cứu khoa học… những sinh viên không xin được việc cũng tốn kém quá nhiều tiền trang trải ăn ở, sinh hoạt trong những năm theo học.

Một thực tại đang diễn ra là các năm gần đây, nhiều học sinh giỏi đã không thi vào ngành sư phạm. Điểm đầu vào của các trường đa số chỉ lấy ở mức điểm sàn... Nếu không có sự điều chỉnh, tương lai không xa ngành sư phạm sẽ không có thầy giỏi để đứng lớp.

                                                                             Theo Thanhniên

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục