Một người bạn của tôi - “trót” theo khối C, tốt nghiệp (TN) một trường ĐH có tiếng ở TPHCM với chuyên ngành thư viện - chia sẻ: “Ngày tôi nộp đơn vào cơ quan, lãnh đạo hỏi thư viện mà cũng có trường dạy à? Mấy cái này tưởng chỉ để dành cho những người bị cắt giảm biên chế chuyển sang thôi chứ? Tôi cũng được nhận vào làm, lương thuộc dạng “giảm biên chế”, tôi nản nhưng cũng cố gắng, chỉ biết than mình đã chọn nhầm đường”. Bạn tôi ngao ngán.

 

Ngành nghề bó hẹp

Không có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề như các TS lựa chọn khối A, B, D những ngành được xem là “hot” của khối C đếm được trên đầu ngón tay, nhưng cũng không có nhiều trường đào tạo. Các ngành như báo chí, luật, sư phạm văn, sử, địa vốn được xem là “đầu tàu” của khối C với mức điểm chuẩn hằng năm tương đối cao, cơ hội việc làm xem ra còn khá hơn một số ngành sau khi TN chỉ biết làm công tác nghiên cứu, viết sách “Mà làm những việc này thì bao giờ mới giàu, ai cũng bảo khối C quan trọng là nền tảng của lý luận, tri thức. Sẽ là thực dụng khi bỏ qua khối C, nhưng nếu lựa chọn giữa cuộc sống và lý tưởng thì bạn sẽ chọn cái nào” - anh Trần Phương Duy - cử nhân xã hội học chia sẻ.

Sinh viên tìm cơ hội trong ngày hội việc làm.    Ảnh: LÊ TUYẾT
Sinh viên tìm cơ hội trong ngày hội việc làm. Ảnh: LÊ TUYẾT

Giải thích cho việc nhiều ngành khoa học xã hội đã và đang mất dần vị trí ngoài xã hội, gây nhiều khó khăn cho SV sau khi TN nhưng trường vẫn kiên trì đào tạo, ông Phạm Tấn Hạ - Phó phòng Đào tạo Trường ĐH KHXHNV TPHCM - cho rằng: “Mỗi ngành nghề có một vị trí ở một giai đoạn nhất định, một số ngành như văn học Hán-Nôm chẳng hạn, thừa nhận xã hội đã không còn tha thiết với những người làm công tác trong ngành này nhưng chúng tôi vẫn mở lớp, vẫn phải duy trì, đào tạo”. Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM - cho biết, hiện nay nhu cầu của xã hội đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn mỗi năm vào khoảng 10.000 người - chiếm khoảng 7% trong tổng số việc làm cần tuyển mỗi năm, nhưng các doanh nghiệp vẫn không tuyển được người vì nhiều trường đào tạo không gắn kết với những yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc trường không tìm hiểu nhu cầu của xã hội.

Khổ với lương cử nhân

Chương trình giảng dạy không đúng với yêu cầu công việc, lương thấp, xã hội không hiểu đúng về ngành nghề... là những rào cản khiến SV tốt nghiệp các nhóm ngành xã hội khó tìm được việc làm, gây tâm lý e ngại khi đi đăng ký thi vào các ngành có đầu vào thi khối C. Nhiều tân cử nhân đi làm trái ngành nghề, hoặc cảm thấy chọn nhầm nghề khi phải sống chật vật trong khi mình TN ĐH.

Một giảng viên đang công tác tại một cơ quan nhà nước của tỉnh chia sẻ: “Tốt nghiệp chuyên ngành triết học loại khá, hơn 2 năm tìm việc chật vật, làm đủ nghề ở TPHCM chờ cơ hội rồi cũng quay về quê, lương khởi điểm là 530.000 đồng/tháng; sau bao nhiêu năm phấn đấu, mức lương hiện tại của tôi vẫn chưa đến 2 triệu/tháng. Chi tiêu cho một người độc thân đã khó khăn, huống hồ còn có gia đình giữa thời giá cả leo thang đến chóng mặt”. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người khi nói về các ngành khoa học xã hội.

Lương bổng èo uột nhất phải kể đến những cử nhân chuyên ngành sư phạm, lương khởi điểm chưa đến 2 triệu/tháng - đặc biệt sư phạm sử, địa mỗi tuần chỉ có 1 tiết/lớp, sau bao nhiêu năm công tác, trừ các khoản phí, quỹ... lương cũng chỉ ngấp nghé mức 3 triệu/tháng. Cô Thu - giáo viên văn - chia sẻ: “Sau 15 năm công tác tại trường, mức lương cơ bản của tôi hiện tại là 3.248.000 đồng/tháng. Nếu đem so với thợ hồ, thợ mộc bây giờ mỗi ngày cũng trả được gần 200.000 đồng/ngày thì việc gánh vác nỗi lo cơm, áo bằng tấm bằng cử nhân sư phạm với 15 năm kinh nghiệm của tôi không thể sánh bằng”. Nhiều phụ huynh tâm sự: “Tôi thà cho con học trung cấp khối A còn hơn học ĐH khối C. Học ĐH mà thất nghiệp, lương cử nhân chưa đến 2 triệu/tháng thì học làm gì”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Lộc- Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và phát triển nguồn nhân lực - Trường ĐH KHXH&NV TPHCM - cho rằng: “Dường như điều kiện để mở ngành đào tạo khoa học xã hội nhân văn quá dễ dàng so với các ngành đào tạo khác; dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn công việc xã hội. Công tác hoạch định và tư vấn của chúng ta còn yếu. Hằng năm ngành giáo dục, báo chí tốn kém rất nhiều tiền bạc, công sức cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, nhưng đa phần mọi người dừng lại ở công việc tư vấn tuyển sinh, tư vấn ngành học hơn là tư vấn nghề nghiệp. Theo tôi, mọi hoạt động tư vấn hướng nghiệp đều phải hướng tới tư vấn cho người học xác định được cái nghề để mưu sinh hơn là hút TS đăng ký thi vào trường của mình”. 

                                                                             Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục