Trong những năm gần đây, nhiều bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 lại lo lắng. Nhiều phụ huynh cố gắng trang bị thật nhiều kiến thức, để con biết đọc, biết viết trước, vì sợ nếu con chưa biết sẽ không theo kịp các bạn, sẽ sợ học, mặc cảm.
Vì vậy, khi các bé mầm non vừa được nghỉ hè, cha mẹ đã tìm chỗ gửi con đến nhà giáo viên dạy tiểu học để nhờ các cô rèn chữ, tập đọc, làm toán. Thực ra, việc lo trước tưởng có lợi, nhưng đôi khi lại phản tác dụng. Vì khi biết trước, đến trường học lại, các bé sẽ thấy nhàm chán, không chú ý, dẫn đến sự thiếu tập trung. Mặt khác, khi học ở nhà, giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy sao để học sinh đọc được, viết được mà không chú ý rèn cho các cháu kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc trong tập thể, nhóm, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học, làm trẻ thiếu tự tin.
Phụ huynh luôn quan tâm khi trẻ đang học mầm non. Ảnh: L.Q.V |
Các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, khó khăn của các bé khi vào lớp 1 không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết... mà là học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới - môi trường hoạt động học tập là chủ đạo. Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
Dạy các bé biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn để trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở nhà trường. Ngay khi trẻ còn học mầm non, cha mẹ cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa.
Tạo cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học. Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách, nhưng việc đọc như thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này. Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn nói một cách mạch lạc, rõ ràng.
Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. Có thể dẫn trẻ đến thăm trường tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sân chơi; nói cho trẻ những điều mới lạ sẽ được học ở đó để trẻ có mong muốn được đi học...
Những ngày đầu, khi trẻ từ trường về, cha mẹ nên hỏi trẻ những câu hỏi như: Hôm nay ở trường (lớp) con có gì vui nào, kể mẹ nghe được không? Bạn nào được cô khen?... Không nên hỏi: Hôm nay con được điểm mấy? Mỗi buổi tối, cha mẹ cần dành thời gian hướng dẫn trẻ cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học ngày mai, hướng dẫn trẻ cách học ở nhà để từng bước xây dựng thói quen học tập tự giác, đặc biệt là biết cách tự học.
Theo Báo LĐ
(HBĐT) - Từ 1-3/8, tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức Trại hè Hùng Vương lần thứ VII với tổng số 459 học sinh của 15 trường THPT của 15 tỉnh miền núi phía Bắc và trường vùng cao Việt Bắc tham gia.
Một cậu học trò là con út trong một gia đình thuần nông ở Quảng Ngãi đã lập kỷ lục khi không chỉ đỗ thủ khoa tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn đỗ thủ khoa cả hai trường đại học lớn của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 3/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Ngày 3.8, theo đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Bí thư Thành đoàn Hà Nội: Hội đồng xét chọn thủ khoa xuất sắc năm 2011 của Hà Nội đã nhận được 119 hồ sơ của các trường gửi đề nghị xét chọn và tuyên dương thủ khoa xuất sắc.
Đến nay, trong khi những trường tốp trên nhẹ nhàng công bố luôn điểm chuẩn mà không phải chờ điểm sàn, thì những trường tốp dưới hoặc ngoài công lập thấp thỏm lo không tuyển đủ chỉ tiêu.
CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, CĐ Y tế Thái Bình, CĐ Sư phạm Quảng Ninh vừa công bố điểm thi tuyển sinh 2011. Như vậy, đến giờ đã có 249 trường công bố điểm. Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật điểm thi của các trường, mời bạn đọc đón xem.