Ngày 3/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.

Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập thì hiện nay, tuy chưa có đánh giá tổng kết về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, nhưng qua những thông tin ban đầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các ý kiến chuyên gia cho thấy, kết quả điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay nhìn chung thấp hơn năm trước, một vài môn thi có kết quả rất kém, cá biệt điểm thi môn Lịch sử thấp một cách “không bình thường”.

Với kết quả này, có thể trên thực tế vẫn không gây khó cho các trường ĐH thuộc tốp trên, nhưng với các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường của địa phương sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có của nhiều trường.

Hơn nữa, nếu vẫn quy định “điểm sàn chung” cho cả nước thì dù số lượng thí sinh đạt trên điểm sàn có nhiều hơn tổng chỉ tiêu tuyển sinh (có số dôi dư) nhưng như mọi năm, do sự phân bố không đều giữa các vùng miền, nhiều thí sinh cũng khó di chuyển từ vùng này đến vùng khác để học tập; vẫn sẽ có nơi thừa nguồn tuyển, nơi lại cạn kiệt. Các địa phương khó khăn vẫn ít người được vào ĐH, làm trở ngại việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đó.

Với các lý do trên, Hiệp hội đề xuất hai phương án:

Phương án 1: Giao cho các trường ĐH, CĐ căn cứ vào chỉ tiêu được phân, khả năng nguồn tuyển, yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, của vùng mà kiến nghị điểm sàn cho trường mình, trình Bộ duyệt.

Phương án 2: Nếu vẫn giữ nguyên “điểm sàn chung” cho cả nước, thì phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để có số dôi dư nguồn tuyển từ điểm sàn trở lên nhiều hơn năm trước mới thỏa mãn nhu cầu tuyển sinh của các trường.

Được biết, tháng 8/2010, Hiệp hội cũng đã kiến nghị Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn, đồng thời dừng việc tuyển sinh hệ ngoài ngân sách ở các trường ĐH, CĐ công lập. Năm 2011, Bộ GD-ĐT cho biết không giao chỉ tiêu tuyển sinh ngoài ngân sách cho bất cứ trường nào. Còn việc bỏ điểm sàn vẫn còn chờ đợi.
 
 
                                                                                 Theo Dantri
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
TS dự thi vào trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Đây là một trong những trường công bố điểm chuẩn chính thức mà không phải đợi điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thêm 418 công chức, viên chức được tuyển dụng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Sở Nội vụ đã phối hợp tổ chức thi tuyển công chức, viên chức tại 3 hội đồng thi: Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao& Du lịch, UBND huyện Yên Thủy. Đồng thời, hướng dẫn thẩm định quy trình xét tuyển viên chức sự nghiệp theo kế hoạch biên chế năm 2010 và 2011 cho 9 đơn vị.

Không có thủ khoa đại học đạt tuyệt đối 30 điểm

Hết thời hạn công bố điểm, cả nước không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối ở cả ba môn thi với tổng số 30 điểm.

Nhiều ngành tuyển bằng điểm sàn

Hôm qua (1-8) thời hạn cuối cùng các trường ĐH công bố điểm thi. Đến nay có khoảng 230 trường ĐH-CĐ, trong đó chủ yếu là các trường ĐH hoàn tất việc công bố điểm thi. Bức tranh về điểm thi năm nay đã được định hình khá rõ. Rất nhiều trường đang đứng trước nguy cơ thiếu chỉ tiêu đào tạo, nhiều ngành học đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc ghép ngành.

Báo động việc dạy và học môn văn, sử, địa: Khoa học xã hội đi về đâu? Tôi đã chọn nhầm đường?

Một người bạn của tôi - “trót” theo khối C, tốt nghiệp (TN) một trường ĐH có tiếng ở TPHCM với chuyên ngành thư viện - chia sẻ: “Ngày tôi nộp đơn vào cơ quan, lãnh đạo hỏi thư viện mà cũng có trường dạy à? Mấy cái này tưởng chỉ để dành cho những người bị cắt giảm biên chế chuyển sang thôi chứ? Tôi cũng được nhận vào làm, lương thuộc dạng “giảm biên chế”, tôi nản nhưng cũng cố gắng, chỉ biết than mình đã chọn nhầm đường”. Bạn tôi ngao ngán.

Mở lớp đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho 50 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học tỉnh đã khai giảng 2 lớp học tiếng dân tộc Mông và tiếng dân tộc Thái cho trên 12 đơn vị thuộc lực lượng công an trong toàn tỉnh.

Đẩy nhanh thực hiện chế độ cho giáo viên mầm non hợp đồng

(HBĐT) - Toàn tỉnh có 216 trường mầm non công lập với trên 5.300 CB, GV, trong đó trên 3.100 GV hợp đồng. Cuộc sống của những GV mầm non ngoài biên chế vô cùng khó khăn do chỉ được hưởng mức lương cơ bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục