Chủ đích của giáo dục là tạo điều kiện cho mọi trò đều nên người và thành đạt, chứ không phải tạo ra những trò giỏi và trò kém. Có thể định nghĩa ... một cách triết lý: “Dạy trẻ là giúp trẻ thành người tự do”.

 

Phạm trù này gồm nhiều khía cạnh: tự do không lệ thuộc ai, tự do trong tất cả các lựa chọn, có tri thức để tự lập, biết suy nghĩ để thành người tử tế, có đạo đức, có luân lý, và là người hạnh phúc.

 

Trào lưu giáo dục đó được xem là trào lưu giàu nhân bản.

 

Muốn thế, trường học, trong giới hạn của khả thi phải dùng phương pháp lấy trò làm cơ sở, tôn trọng học trò, dùng giáo dục linh hoạt tùy theo đặc thù của học trò, không chấm điểm xếp hạng, không tạo áp lực...
 

(nguồn ảnh: internet)

 

Trường học không phải là một sân bóng đá, phải có đội thắng và đội thua. Trường học cũng không phải là một “lò rèn” những chú lính chì.

 

Trường chuyên

 

Về y khoa, bất cứ một bác sĩ  thần kinh nào cũng sẽ nói rằng não của trẻ rất uyển chuyển- plasticité neuronale - ta “nhào nặn” thế nào cũng được. Khả năng tiếp thu của các cháu rất lớn, nếu dạy chuyên thì các cháu sẽ chuyên. Nhưng có thể các cháu chỉ chuyên Toán, chuyên Vật lý hay chuyên Tin học… mà không chú trọng đến những môn còn lại. Như vậy sau trường chuyên, các cháu sẽ ra thế nào? Trách nhiệm đó là trách nhiệm của người đi dạy.

 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ email: thaolam@dantri.com.vn

Ở châu Âu, chúng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp của các lực sĩ sau thời Olympic vàng son, lớn tuổi hơn với thời gian dễ rơi vào tình trạng nghiện rượu hay ma túy rồi  sống cuối đời thảm thương.

 

Đối với các em học sinh thì không đến nỗi như thế. Sau khi đi thi Olympic về, có thể  các em được thử thách và rèn luyện, được trao huy chương, có bằng, thấy tự hào và thích thú. Nhưng rất có thể các em chưa cảm nhận rõ ý nghĩa sâu xa của việc học và chưa có thói quen học tập không vị lợi, không vì danh hiệu này danh hiệu nọ, mà vì sự hứng thú, vì yêu thích khám phá những tri thức mới mẻ.

 

Dạy theo trường chuyên có thể ta sẽ tạo ra một số học sinh chỉ học và làm việc với mục tiêu được tuyển chọn đi thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thi Olympic và sẽ giành được giải, được tuyên dương. Như vậy có thể vô tình tạo ra một thế hệ chuộng khen thưởng hình thức chứ không hẳn vì yêu khoa học, thích tìm tòi hiểu biết và thấm nhuần những giá trị nhân bản (“có thể” thôi vì chưa kiểm chứng).

 

Mà tính nhân bản lại là một “chất keo” rất cần cho một xã hội an lành trong đó mọi người tử tế với nhau chứ không phải đua chen, người này phải loại người kia để chiếm hạng cao.

 

Tổ chức trường chuyên lại tốn kém, mà chỉ đào tạo một thiểu số, đào tạo “đặc biệt” để đi thi Olympic.

 

Trở về Olympic Toán 2011

 

Theo cách xếp hạng của GS Nguyễn Văn Tuấn, Việt Nam đứng thứ 22, Bỉ thứ 29 và Phần Lan - một trong những nước có nền giáo dục trung học tốt nhất thế giới, hạng 39 (có thể xem trên http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1321-thu-xep-hang-olympic-toan-cho-viet-nam). Ở Bỉ và Phần Lan không có trường chuyên.

 

Olympic Toán là một cuộc thi chơi, nếu mọi người cùng đồng ý với nhau như thế thì mọi viêc sẽ tốt đẹp, như cuộc thi “đố vui” trên TV. Đứng hạng cao trong một cuộc thi chơi không có nghĩa là trình độ giáo dục của quốc gia ấy cao. Có một vài người giỏi, nhưng một cây không che hết cánh rừng – l'arbre ne cache pas la forêt!

 

Một Đặng Thái Sơn không có nghĩa là cả nước giỏi nhạc cổ điển. Ta hãnh diện vì Đặng Thái Sơn, nhưng tôi sẽ hãnh diện hơn nữa nếu cả nước biết, dù một tí thôi, xướng âm. 

Tôi vốn tha thiết đến giáo dục cho quảng đại quần chúng và ít chú ý đến 2 hay 3% trong đồ thị hình cái chuông (courbe de Gauss) phần những người xuất chúng hay những người tệ nhất. Vả lại, các cháu được tuyên dương ở các Olympic Toán chưa hẳn là xuất chúng. Đi đường dài mới biết ngựa hay ...

 

                                                                   

 

                                                                                         Theo Dantri

 

Các tin khác

Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trao thưởng cho các em học sinh đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tại Hội trại
Cậu học trò Lê Minh Khiết ba lần đỗ thủ khoa trong mùa thi 2011.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phập phồng điểm sàn đại học

Đến nay, trong khi những trường tốp trên nhẹ nhàng công bố luôn điểm chuẩn mà không phải chờ điểm sàn, thì những trường tốp dưới hoặc ngoài công lập thấp thỏm lo không tuyển đủ chỉ tiêu.

Đã có 249 trường công bố điểm thi ĐH, CĐ

CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, CĐ Y tế Thái Bình, CĐ Sư phạm Quảng Ninh vừa công bố điểm thi tuyển sinh 2011. Như vậy, đến giờ đã có 249 trường công bố điểm. Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật điểm thi của các trường, mời bạn đọc đón xem.

Điểm thi môn Sử thấp: Do lỗi hệ thống hay phương pháp giảng dạy?

Mùa tuyển sinh 2011, phổ điểm môn Sử được coi là thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Có nhiều lý do để xã hội đánh giá quá trình giảng dạy môn Sử có vấn đề nhưng nếu chỉ đơn thuần nhìn từ việc điểm thi thấp liệu đã thuyết phục?

Thêm 418 công chức, viên chức được tuyển dụng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Sở Nội vụ đã phối hợp tổ chức thi tuyển công chức, viên chức tại 3 hội đồng thi: Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao& Du lịch, UBND huyện Yên Thủy. Đồng thời, hướng dẫn thẩm định quy trình xét tuyển viên chức sự nghiệp theo kế hoạch biên chế năm 2010 và 2011 cho 9 đơn vị.

Không có thủ khoa đại học đạt tuyệt đối 30 điểm

Hết thời hạn công bố điểm, cả nước không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối ở cả ba môn thi với tổng số 30 điểm.

Nhiều ngành tuyển bằng điểm sàn

Hôm qua (1-8) thời hạn cuối cùng các trường ĐH công bố điểm thi. Đến nay có khoảng 230 trường ĐH-CĐ, trong đó chủ yếu là các trường ĐH hoàn tất việc công bố điểm thi. Bức tranh về điểm thi năm nay đã được định hình khá rõ. Rất nhiều trường đang đứng trước nguy cơ thiếu chỉ tiêu đào tạo, nhiều ngành học đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc ghép ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục