Em Đinh Công Minh, xóm Lũ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã nghỉ học để đi làm thuê phụ giúp gia đình.
(HBĐT) - Khi chúng tôi về thăm em Đinh Công Minh là lúc em đang làm việc tại xóm Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, tuy là con út nhưng vì kinh tế khó khăn nên Minh vẫn phải làm việc phụ giúp gia đình.
Trước đây, khi chưa đi làm thuê, em thường cùng mẹ lên rừng kiếm củi, chăn trâu. Hiện tại, em đi làm nghề mài đá cảnh tại xóm Sỏi. Mới học hết lớp 9 em phải nghỉ học để đi làm. Dưới trời nắng 37oC, chỉ được che chắn bởi tấm bạt mỏng, mồ hôi ướt đẫm, em vẫn miệt mài làm việc.
Còn em Bùi Quang Vinh xóm Rị, xã Phú Thành 13 tuổi cũng đã phải theo mẹ đi làm thuê. Nhà có 2 mẹ con, bố mất sớm vì bệnh nặng. Tuổi nhỏ nhưng em đã làm nhiều việc như lái máy cày thuê, đi phụ hồ cùng mẹ. Hiện tại, em đang làm thuê tại cơ sở sản xuất đá cảnh. Cùng với Vinh, Minh, tại xã Phú Thành còn không ít trẻ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng phải nghỉ học, đi làm thuê như các em Quách Xuân Chiến (sinh năm 1995), Quách Văn Đạt (sinh năm 1995) cùng ở xóm Lũ.
Xã Phú Thành có 1.700 trẻ em, trong đó có khoảng hơn 100 trẻ em phải lao động sớm tại Hà Nội, thành phố Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình... Các em làm đủ các nghề như cắt tóc, giúp việc tại các nhà hàng, quán ăn... Khi xã Phú Thành phát triển nghề làm đá cảnh đã thu hút nhiều lao động nông thôn, trong đó có trẻ em. Vì thu nhập cao so với làm nông nghiệp (khoảng 80.000 đồng/ ngày) nên không chỉ có trẻ em gia đình khó khăn đi làm thuê mà nhiều trẻ em thuộc gia đình có kinh tế khá cũng tham gia. Các em còn đang theo học thường tranh thủ những buổi nghỉ học để đi làm. Trẻ em lao động sớm tập trung nhiều ở xóm Lũ 1 - xóm khó khăn của xã Phú Thành. ông Nguyễn Thành Thạo, Trưởng xóm Lũ cho biết: Xóm hiện có khoảng 20 trẻ lao động sớm, trong đó, chủ yếu là trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Nghề đá là một công việc vất vả. Tùy vào từng cơ sở, có em vừa phải đi khai thác đá, vừa phải mài đá.
Theo ông Bùi Ngọc Nê, Bí thư Đảng ủy xã Phú Thành từ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành và chính thức thông xe, KT-XH xã Phú Thành có nhiều khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp được mở, kéo theo đó là nhu cầu tuyển lao động cao. Chính vì thế, những năm gần đây, trẻ em ở xã lao động sớm cũng tăng lên. Để khắc phục tình trạng này, cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền về quyền trẻ em, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em tại các cuộc họp và lồng ghép tại các buổi sinh hoạt xóm. Đồng thời, xã cũng có nhiều hoạt động thiết thực quan tâm đến trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, vào các ngày lễ, tết, các xóm đều trích từ Quỹ khuyến học để thăm hỏi, tặng quà cho các cháu, đó là món quà động viên các cháu cố gắng khắc phục hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Ngày 11/8, BCH Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức hội nghị lần thứ 2 nhằm đánh giá kết quả hoạt động của Hội Khuyến học các cấp 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm; thông qua quy chế tổ chức, hoạt động của Hội và triển khai kế hoạch hoạt động, tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996 – 2/10/2011).
(HBĐT) - Cô giáo Ngô Ngọc Bích, Hiệu trưởng trường tiểu học Bãi Lạng (Lương Sơn) cho biết: Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã có nhiều hoạt động tích cực như: tổ chức các đợt thi đua trong học tập, thực hiện tốt CVĐ “hai không”, đồng thời, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa vừa giúp các em phát triển năng khiếu, sở trường, vừa tạo được môi trường học tập thú vị, bổ ích.
(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ giáo dục miền núi vùng sâu, vùng xa, 3 năm học gần đây, ngành GD&ĐT đã huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ làm nhà công vụ cho giáo viên với kinh phí trên 800 triệu đồng, hỗ trợ xây nhà cho giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn 100 triệu đồng. Đồng thời, toàn ngành quyên góp ủng hộ hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên 445 triệu đồng, cấp sách giáo khoa, sách tham khảo và vở viết 65.359 quyển; mua sắm, cấp 2.440 đồ dùng học tập, 27.889 bộ quần áo, 50 xe đạp cho học sinh.
Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thời điểm tựu trường của các bậc học. Trong số trẻ em đến trường, sẽ có nhiều trẻ lần đầu tiên rời khỏi sự chăm sóc của ba mẹ, tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ.
Cuộc thi học sinh giỏi quốc gia 2011 môn “Bàn tính và số học trí tuệ U C MAS” diễn ra mới đây tại Nhà Thi đấu quận Cầu Giấy, Hà Nội đã thu hút 363 học sinh giỏi nhất từ 41 trung tâm đào tạo U C MAS tại tất cả các tỉnh thành về tham dự.
Giành 2 huy chương vàng Olympic quốc gia môn Hóa học, đoạt giải ba quốc gia môn Hóa học, nhận học bổng toàn phần Asean, tiếp đó Tôn Thị Mỹ Uyên lại giành học bổng Nanyang President Graduate Scholarship của Singgapore với trị giá 220.000 đô la Sing (khoảng 3,8 tỷ đồng).