Sau khi hết thời hạn thí sinh (TS) được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 (ngày 10-9) vào các trường ĐH, CĐ, nhiều trường cho biết lượng hồ sơ rút ra không lớn. Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã thống kê được 2.079 hồ sơ nộp vào, có 54 TS rút hồ sơ tính đến ngày 9-9.

 

 

Trường có 1.200 chỉ tiêu ĐH và 500 chỉ tiêu CĐ. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhận 20 hồ sơ đăng ký khối D trên tổng số 30 chỉ tiêu vào chương trình song ngữ bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế. Không có TS nào rút hồ sơ. Số liệu thống kê của Học viện Công nghệ bưu chính - viễn thông ngày 9-9 cũng không thể hiện có hồ sơ rút ra trong số 1.529 hồ sơ đã nhận. Trường có 1.200 chỉ tiêu cho khu vực phía Bắc. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã nhận được 449 hồ sơ, số rút ra là 37. Tổng số hồ sơ hệ ĐH là 438/260 chỉ tiêu, hồ sơ CĐ là 11/60 chỉ tiêu. Hầu hết các ngành ĐH có tuyển NV2 đều đã thừa hồ sơ. Riêng ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp mới nhận được 5/47 chỉ tiêu. Trường ĐH Điện lực mới chỉ thống kê tới ngày 7-9. Theo đó hệ ĐH đã nhận được 104/240 chỉ tiêu. Hầu hết các ngành vẫn còn chỉ tiêu. Có ngành chưa nhận được hồ sơ nào như Điện tử y sinh, có ngành nhận 1-2 hồ sơ như Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng khối D, Công nghệ tự động. Trường ĐH Thăng Long đã thu 1.870 hồ sơ, 87 hồ sơ đã được rút ra.

Còn 2 ngày nữa là hết thời gian các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 (ngày 15-9). Chuẩn bị cho đợt xét tuyển NV3, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ chậm nhất là ngày 19-9 phải báo cáo điểm trúng tuyển NV2 theo từng khối thi và ngành đào tạo; danh sách TS trúng tuyển NV2, điều kiện xét tuyển NV3. Bộ đặc biệt lưu ý các trường cần xác định rõ nguồn tuyển đối với TS đã dự thi ĐH hoặc CĐ theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
 
                                             Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lớp học bình dân học vụ  tại huyện vùng cao Đà Bắc. ảnh: T.L
Hoạt động dạy và học của nhiều trường trong cả nước đã diễn ra gần ba tuần. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sĩ (TP.HCM) trong giờ học.

Nhiều ý kiến không đồng tình dự luật Giáo dục đại học

Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa tổ chức các buổi tọa đàm góp ý dự luật Giáo dục đại học (GDĐH) của Bộ GD-ĐT. Dự luật lần thứ 4 (đưa ra lần 2) tiếp tục bị nhiều nhà giáo dục phê bình.

GS Ngô Bảo Châu giao lưu với học sinh Hải Phòng

Sáng 8/9, giáo sư Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện toán học cao cấp Việt Nam, người giành Huy chương Fields - phần thưởng danh giá nhất về toán học thế giới năm 2010 đã có cuộc giao lưu với sinh viên, học sinh và các thầy cô giáo tại Hải Phòng.

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục ở xã đặc biệt khó khăn Nam Sơn

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến Nam Sơn (Tân Lạc), đúng lúc đang diễn ra hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới. Ông Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi đầu năm học mới, Hội đồng giáo dục xã lại tổ chức hội nghị để nghe các trường báo cáo kết quả năm học cũ, bàn bạc, tháo gỡ khó khăn cho năm học mới. Cũng chính nhờ sự quan tâm đó, xã hội hóa giáo dục ở Nam Sơn luôn được đẩy mạnh, góp phần không nhỏ trong nâng cao chất lượng giáo dục của xã qua từng năm.

Hướng dẫn giảm tải chương trình SGK: Tải chưa hết nội dung giảm

Chỉ được đưa ra lấy ý kiến 2 tuần trước ngày khai giảng cho cả 3 cấp học và hiện nay năm học mới đã bắt đầu nhưng hướng dẫn giảm tải chương trình SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn mới được “nghe nói” ở các trường.

Trường cao đẳng hồi hộp chờ thí sinh

Nhiều trường cao đẳng công lập đang sốt ruột vì chưa tuyển đủ sinh viên và cũng phập phồng sợ thí sinh rút lại hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2.

Đồ dùng học tập cũng “đồng phục”

Không có cơ quan quản lý nào đưa ra quy định về việc học sinh phải dùng loại vở này, loại bút kia, nhưng ở nhiều trường, phụ huynh phát mệt khi phải chạy theo những yêu cầu riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục