Viện thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa cho biết thế giới cần thêm ít nhất 2 triệu giáo viên để đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015. Theo tổ chức này, có tới 112 nước hiện đang thiếu giáo viên.

Tình trạng này không chỉ diễn ra tại các nước đang phát triển, mà cả các nước phát triển như Mỹ, Tây Ban Nha, Ireland, Italy và Thụy Điển. Riêng vùng Hạ Sahara của châu Phi thiếu tới 1,1 triệu giáo viên, chiếm hơn một nửa nhu cầu trên.

Nếu tính cả số lượng giáo viên bỏ nghề vì các lý do như nghỉ hưu, bệnh tật, hoặc thay đổi nghề nghiệp thì số thiếu hụt trong giai đoạn từ 2009-2015 lên tới 6,1 triệu giáo viên.

Chủ đề của Ngày giáo viên thế giới năm 2011 mang tên "Giáo viên vì bình đẳng giới" với những hoạt động nhằm tôn vinh nữ giáo viên trong các trường tiểu học, chiếm tới 62% tổng số giáo viên tiểu học trên toàn thế giới. Ở một số nước, cô giáo tiểu học chiếm tới 90%. Tuy nhiên, điều kiện làm việc, tiền lương và vị trí của họ lại ngày càng tồi tệ.

Nhân dịp này, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, và các Tổng Giám đốc Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và Giáo dục Quốc tế (EI) cùng Liên đoàn quốc tế các công đoàn giáo dục ra một thông điệp chung, trong đó nêu rõ: "Nếu chúng ta muốn tạo cơ hội bình đẳng cho con cái chúng ta phát huy đầy đủ khả năng trong tương lai cũng như ý thức được quyền lợi của chúng, chúng ta phải đưa ra chính sách và chiến lược thu hút và khuyến khích cả phụ nữ và nam giới có khả năng giảng dạy trong môi trường tuân thủ bình đẳng giới".

 

                                                                      Theo Dantri

Các tin khác

Trong khi các trường tại TPHCM có lượng hồ sơ NV2, NV3 bội thực thì các trường ĐH địa phương lại khát hồ sơ. Ảnh: T.Hùng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường THCS Nguyễn Tất Thành từng bước nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Được thành lập từ năm học 2005 – 2006, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh không đều…nhưng trường THCS Nguyễn Tất Thành đã, đang nỗ lực không ngừng để vượt mọi khó khăn xây dựng nhà trường từng bước trở thành trung tâm chất lượng cao của bậc giáo dục THCS huyện Mai Châu.

Đổi mới công tác đào tạo và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa phối hợp với trường TH KT-KT Hòa Bình tổ chức hội nghị đổi mới công tác đào tạo và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2011.

Khi trường tư chèo kéo học sinh

Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt... Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều “chiêu” tuyển sinh và giữ học sinh.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập: Cần làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận trong dự thảo Luật GDĐH

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khu vực phía Bắc tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật giáo dục đại học lần thứ 5. Theo đó, nhiều đại biểu yêu cầu dự thảo luật làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận.

15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên mới được mở trường CĐ

Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý đủ năng lực xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.

Trường tiểu học xã Cố Nghĩa: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Năm học 2011-2012, trường tiểu học xã cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khối lớp với 280 học sinh, trong đó có 63 học sinh lớp 1. Tháng 7 vừa qua, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vui, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục