Không tìm được chỗ dạy hoặc phải làm nghề trái tay, nhiều cử nhân sư phạm bị mai một kiến thức và rơi vào vòng luẩn quẩn: Càng bị “lụt nghề” càng thất nghiệp triền miên


Không tìm được chỗ dạy, cử nhân sư phạm Võ Đông (phải - trú tại phường An Cựu, TP Huế) xin vào làm bảo vệ tại siêu thị BigC Huế. Ảnh: Quang Nhật
Trường ĐH Sư phạm Huế là chiếc nôi đào tạo giáo viên cho nhiều tỉnh, thành ở miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi năm có hơn 1.500 sinh viên tốt nghiệp trường này nhưng chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên của các địa phương rất ít, vì vậy số cử nhân sư phạm thất nghiệp, làm trái nghề ngày càng nhiều.

Từ bỏ giấc mơ

Tốt nghiệp ngành sư phạm giáo dục thể chất - quốc phòng - Trường ĐH Sư phạm Huế năm 2011, Võ Đông (trú tại phường An Cựu, TP Huế) không tìm được chỗ dạy. Nhận thấy ngành mình học quá khó tìm việc, anh xin vào làm bảo vệ tại siêu thị BigC Huế với mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Giấc mơ được đứng trên bục giảng của anh xa vời vợi.

Còn chị Nguyễn Thị Sáu (trú tại thôn Đại Nam 3, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình) tốt nghiệp ngành sư phạm giáo dục công dân - Trường ĐH Sư phạm Huế năm 2007, loại khá. Thất nghiệp 2 năm, đến năm 2009, Sáu được nhận vào dạy hợp đồng ở Trường THPT Bán công huyện Bố Trạch. Lương thấp, dạy được một năm, chị Sáu bị nhà trường cho nghỉ vì giảm chỉ tiêu. Sau đó, chị nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng không chỗ nào nhận. Quá mệt mỏi, Sáu lấy chồng. Chồng chị làm thợ, còn chị làm ruộng. Thế là kiến thức dần rơi rụng theo năm tháng.

Không hơn gì Nguyễn Thị Sáu là chị Bùi Thị Dung (quê huyện Yên Thành - Nghệ An). Tháng 6-2011, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm lịch sử - Trường ĐH Sư phạm Huế, Dung về quê nộp hồ sơ xin dạy học ở trường gần nhà. Tấm bằng tốt nghiệp loại khá không giúp được Dung trong việc tìm chỗ dạy. Thất vọng, Dung đành bỏ quê lên huyện Ea H’Leo - Đắk Lắk ở cùng người anh ruột, hy vọng tìm được chỗ dạy ở đó. Thế rồi tìm mọi cách cũng không được, Dung đành đi giữ trẻ và hái cà phê thuê.

Cùng học lớp với Dung, cũng tốt nghiệp loại khá mà tìm không được chỗ dạy, Dương Thị Phương (quê Thanh Hóa) quyết định vào TPHCM, nộp hồ sơ vào nhiều cơ sở giáo dục. Chưa tìm được chỗ dạy, hiện Phương đang giúp việc cho một quán cơm và dạy kèm để kiếm tiền trang trải. Theo Bùi Thị Dung, trong 123 sinh viên lớp sư phạm lịch sử tốt nghiệp cùng năm với chị, đến nay chỉ có… một người xin được việc làm đúng ngành! Quá chán nản, nhiều người đã từ bỏ giấc mơ làm thầy cô giáo.

Long đong

Vừa tốt nghiệp cử nhân sư phạm ngành toán - tin, Lê Thị Phương Nhi (ở TP Đà Nẵng) mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi. “Tôi đã gửi khoảng 16 bộ hồ sơ vào các trường, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưng chẳng được gì” - Nhi rầu rĩ. Chị đành phải làm gia sư và phụ việc nhà để mẹ chị có thời gian đi bán vé số. Nhi cho biết công việc gia sư dù thu nhập rất khiêm tốn nhưng có thể giúp chị giữ được phần nào kiến thức sư phạm. Ông Lê Văn Đức, cha của Nhi, nói: “Ngày Nhi nhận bằng tốt nghiệp, vợ chồng tôi rất tự hào và vui mừng, tin rằng con mình sẽ được làm cô giáo. Vậy mà thất nghiệp suốt 2 năm nay, tôi buồn lắm”.

Anh Đoàn Tư Chung (quê Quảng Bình), tốt nghiệp ngành toán - tin - Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng vào năm 2010, cũng khổ sở như vậy. Sau 2 năm ra trường, anh đã gõ cửa hàng loạt cơ sở giáo dục ở TP Đà Nẵng nhưng chẳng nơi nào nhận. Anh chuyển hướng sang xin việc tại các công ty tư nhân. Dù đã “rải” hơn 30 bộ hồ sơ nhưng vì trái nghề nên anh chưa được công ty nào tuyển dụng.

Tương tự, sau 3 năm tốt nghiệp CĐ sư phạm mà vẫn chưa có được chỗ dạy, Lê Thị Tố Nguyên (quê Quảng Nam) đành xin dạy hợp đồng ở Trường TH - THCS Quế Lâm (huyện Nông Sơn - Quảng Nam), lương chỉ 1,5 triệu đồng/tháng. Nguyên cho biết thà như vậy còn hơn vừa thất nghiệp vừa dễ bị “lụt nghề”.
 
                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trong khi các trường tại TPHCM có lượng hồ sơ NV2, NV3 bội thực thì các trường ĐH địa phương lại khát hồ sơ. Ảnh: T.Hùng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Rối rắm học phí đại học

Cùng là công lập nhưng có nhiều trường ĐH hiện thu học phí (HP) rất cao khiến sinh viên (SV) ngỡ ngàng, người trong ngành thắc mắc.

Trường THCS Nguyễn Tất Thành từng bước nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Được thành lập từ năm học 2005 – 2006, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh không đều…nhưng trường THCS Nguyễn Tất Thành đã, đang nỗ lực không ngừng để vượt mọi khó khăn xây dựng nhà trường từng bước trở thành trung tâm chất lượng cao của bậc giáo dục THCS huyện Mai Châu.

Đổi mới công tác đào tạo và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa phối hợp với trường TH KT-KT Hòa Bình tổ chức hội nghị đổi mới công tác đào tạo và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2011.

Khi trường tư chèo kéo học sinh

Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt... Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều “chiêu” tuyển sinh và giữ học sinh.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập: Cần làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận trong dự thảo Luật GDĐH

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khu vực phía Bắc tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật giáo dục đại học lần thứ 5. Theo đó, nhiều đại biểu yêu cầu dự thảo luật làm rõ lợi nhuận - phi lợi nhuận.

15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên mới được mở trường CĐ

Giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý đủ năng lực xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục