Ngày 10/10, ông Phạm Xuân Thành, bố của cháu Phạm Thanh Ngọc, 11 tuổi, cho biết ông đã gọi điện thoại đến Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng xin cho cháu được học ở Lâm Đồng.
Như đã đưa tin, cháu Phạm Thanh Ngọc, 11 tuổi, chưa học qua lớp 1, ở xã Tam Bố, huyện Di Linh, Lâm Đồng không đạt được điểm 5 bộ đề thi hoàn thành tiểu học (gồm 2 môn: Toán và Tiếng Việt) nhưng gia đình vẫn xin vào học lớp 12 “để được hợp thức hóa đi thi Đường lên đỉnh Olympia” và nhiều báo “ thông tin sốc” về việc cháu vừa được Trường quốc tế BVIS ở TPHCM nhận vào học với lời hứa cho suất học bổng 7 năm học hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 10/10, ông Phạm Xuân Thành, bố của cháu Ngọc cho phóng viên- biết ông đã gọi điện thoại đến Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lâm Đồng xin cho cháu được học ở Lâm Đồng.
Khi được hỏi vì sao lại xin cho cháu Ngọc được học ở Lâm Đồng trong khi Trường quốc tế BVIS đã tiếp nhận cháu và thông báo với gia đình là cho cháu một suất học bổng toàn phần trị giá hơn 2 tỷ đồng với thời gian 7 năm học, ông Phạm Xuân Thành cho biết: Cháu Ngọc được Trường quốc tế BVIS tiếp nhận đã hơn 1 tuần. Tuy nhiên, đây mới “là học thử” còn chuyện học bổng hơn 2 tỷ đồng thì “cũng chỉ nghe nói vậy”. Trả lời câu hỏi Trường quốc tế có môi trường tốt hơn sao lại xin cháu về học tại Lâm Đồng, Ông Thành chia sẻ: “Có học thì mới biết.... Chương trình học thấy nhẹ nhàng, nhẹ hơn chương trình Việt Nam nhưng thấy cháu không có tiến triển mà vấn đề là làm sao cho cháu Ngọc học có tiến triển ”.
Về dư luận cho rằng việc Trường quốc tế BVIS tiếp nhận cháu với những lời hứa hẹn suất học bổng hơn 2 tỷ đồng không chỉ là việc “quan tâm đến nhân tài ” mà còn là một chiêu quảng cáo. Ông Thành bộc bạch: Làm kinh tế thì phải có lợi nhuận, người ta làm cách nào là ý của người ta, gia đình ông không quan tâm nhiều đến việc này.
Trả lời về việc vì sao có sự khác biệt trong kết quả kiểm tra trình độ của cháu Ngọc giữa Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng với Trường quốc tế BVIS, lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo Lâm Đồng cho biết: “Kết quả đó phụ thuộc vào cách kiểm tra và yêu cầu trình độ. Yêu cầu của chuẩn giáo dục Việt Nam là toàn diện, còn một số Trường quốc tế lại chỉ chú trọng một số môn nào đó”. Điều này cũng trùng với nhận định của ông Thành – bố cháu Ngọc khi ông cho biết chương trình cháu Ngọc học tại Trường quốc tế BVIS nhẹ hơn chương trình của các trường khác của Việt Nam.
Về việc gia đình ông Thành xin cho cháu Phạm Thanh Ngọc được học ở Lâm Đồng, bà Nguyễn Thị Anh Phương, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng cho biết: từ trước đến nay, Sở Giáo dục- Đào tạo Lâm Đồng vẫn quan tâm, đề nghị gia đình đưa cháu đến để kiểm tra và có định hướng giáo dục đúng nếu cháu thực sự có khả năng đặc biệt. Sau kết quả kiểm tra nhanh, cháu không đạt được điểm trung bình bộ đề hoàn thành tiểu học năm học vừa qua, Sở cũng đã tiếp tục chỉ đạo bồi dưỡng cho cháu và kiểm tra lại lần nữa.
Tuy nhiên gia đình không hợp tác nên cho đến nay chưa tiến hành kiểm tra lại được. Nếu gia đình ông Thành thật sự có nguyện vọng xin cho cháu Ngọc học ở Lâm Đồng thì Sở sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ cháu và xét cho cháu học vượt cấp theo đúng quy định của Luật Giáo dục nếu cháu thực sự có khả năng.
Theo DanTRi
Trong nhiều kỳ thi ĐH - CĐ gần đây có sự đối lập rất lớn giữa hai nhóm ngành kinh tế và cơ khí kỹ thuật. Nếu thí sinh bị “hút” rất nhiều vào những ngành kinh tế bất chấp hệ số chọi và điểm chuẩn cao chót vót thì ở khối ngành kỹ thuật, điểm tuyển hằng năm chỉ ngang mức điểm sàn, song đỏ mắt vẫn không tìm ra người học. Phải chăng ngành cơ khí kỹ thuật đã hết thời?
(HBĐT) - Ngày 10/10, tại trường THCS Hữu Nghị (TPHB), Hội đồng Đội thành phố Hòa Bình đã tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh và sáng tác thông điệp về bạo lực học đường. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Thành Đoàn, Phòng GD&ĐT thành phố cùng 35 thầy, cô giáo tổng phụ trách Đội và trên 400 em học sinh đang học tập, sinh hoạt tại trường THCS Hữu Nghị và các trường trên địa bàn thành phố.
Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề.
Để con được tiếp xúc với lối sống của người Tây, được học tiếng Anh từ nhỏ, không ít phụ huynh đã mạnh tay chi 2 triệu đồng một ngày cho con học trường mầm non quốc tế.
Hiện nay, tại sông Đắk Blô đoạn chảy qua làng Đắk Đoát và Pen Sal (xã Đắk Pét, huyện Đắk Glei, Kon Tum) có hơn 30 máy đào đãi vàng, với hàng trăm người dân túc trực suốt ngày đêm để khai thác vàng, gây nên cảnh tượng náo loạn cả một vùng.
Nhiều bất hợp lý trong việc thu học phí khiến các trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ tài chính cảm thấy hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học.