Các cấp hội phụ nữ huyện Cao Phong tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tới các hội viên phụ nữ.

Các cấp hội phụ nữ huyện Cao Phong tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tới các hội viên phụ nữ.

(HBĐT) - Tại đại hội Đảng bộ và bầu cử HĐND các cấp của huyện Cao Phong, tỷ lệ nữ tham gia các cấp lãnh đạo tăng so với chỉ tiêu đề ra.

 

Ở cấp huyện, nữ tham gia Huyện ủy viên là 5 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,15%, nữ tham gia BTV Huyện ủy là 1 đồng chí, chiếm 9%, đại biểu nữ tham gia HĐND huyện là 8 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,6%, đại biểu nữ tham gia HĐND tỉnh là 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 50%, nữ tham gia trưởng, phó ban, ngành, đoàn thể của huyện là 11 đồng chí. Cấp cơ sở, đại biểu nữ tham gia HĐND xã, thị trấn là 58 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18,7%, nữ tham gia đảng ủy viên có 21 đồng chí, chiếm tỷ lệ 14,38%.

 

Để có tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy ngày càng tăng là một quá trình, có sự kế thừa, phát triển từ các nhiệm kỳ trước. Bắt đầu từ khâu kết nạp đảng viên, tạo nguồn. Đảng bộ, chính quyền huyện luôn quan tâm tới thành phần nữ, tạo nguồn trong thanh niên, sinh viên, tập thể lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong các tổ chức mặt trận, đoàn thể, ngành có đông cán bộ nữ. Công tác phát triển đảng viên nữ được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm. Từ năm 2007 - 2009, toàn huyện đã kết nạp được 239 đảng viên nữ trong tổng số 490 đảng viên được kết nạp, chiếm tỷ lệ 48%. Trong năm 2010 kết nạp 65 đảng viên nữ. Hàng năm, Hội PN huyện đã phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ và các ban, ngành liên quan tham mưu về cơ chế chính sách, quy hoạch cán bộ nữ, rà soát, đánh giá và kịp thời bổ sung cán bộ nữ để đảm bảo về tiêu chuẩn, tỷ lệ cơ cấu trong quy hoạch chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trên các lĩnh vực. Trong 3 năm gần đây, huyện đã bổ nhiệm 6 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó ban, ngành, đoàn thể huyện. Hiện, toàn huyện có 15% cán bộ nữ trên tổng số cán bộ được giới thiệu vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp.

 

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện cho cán bộ nữ cấp huyện, cơ sở được tham gia đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị.  Đội ngũ cán bộ nữ của huyện không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, ngày càng đáp ứng cao hơn yêu cầu nhiệm vụ. Từ năm 2008 đến nay, toàn huyện có 43 cán bộ nữ trên tổng số 96 cán bộ được cử đi đào tạo đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 45%, có 5 cán bộ nữ/18 cán bộ theo học cao cấp chính trị, 17 cán bộ nữ theo học trung cấp chính trị, 38 cán bộ nữ theo học sơ cấp chính trị.

 

Do chủ động tích cực, làm tốt công tác cán bộ nên bước đầu đã chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trẻ kế cận, khắc phục dần tình trạng bị động, hẫng hụt cán bộ và nhờ sự nỗ lực phấn đấu, học hỏi nâng cao trình độ, đội ngũ cán bộ nữ trong các ban, ngành các cấp đã tỏ rõ năng lực và phẩm chất chính trị, đảm bảo tương đối tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện  nhiệm vụ KT-XH của địa phương. Chị Đinh Thị Vĩnh, Chủ tịch HPN huyện Cao Phong cho biết: Tính đến thời điểm này, phụ nữ chiếm trên 50% lực lượng lao động nông nghiệp, chiếm 90% trong tổng số cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và là một nhân tố quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, chính số chị em này đã đóng góp một phần vào tăng thu nhập bình quân của huyện lên 13,6 triệu đồng/người/năm, duy trì và phát triển các nghề TTCN, giải quyết việc làm, xóa đói,  giảm nghèo, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

   

                                                                        Phương Linh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Màn trình diễn tốp ca

Đề án dạy và học ngoại ngữ: Khó nhưng vẫn quyết làm

Nhiều vướng mắc và khó khăn đã được các đại biểu đến từ 63 tỉnh thành cả nước bày tỏ qua hội nghị trực tuyến triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 19/10.

Nhân lực cho khu kinh tế Bắc miền Trung

Bắc Trung Bộ là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Với đặc điểm đó, nhu cầu nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài đã được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm.

Xu hướng đầu tư tri thức của những doanh nhân hiện đại

Đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi đó áp lực công việc đòi hỏi họ phải nỗ lực không ngừng học tập trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới.

Đóng cửa trường kém chất lượng: Thời cơ đã đến?

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại “ê chề” của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiền “khủng” để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.

Nam Định không tuyển SV trường ngoài công lập

Ở ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Nam Định đã gạt ra những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục và ứng viên học ngành đào tạo không phù hợp.

Không được hành nghề nếu bằng không có chữ “chuyên tu”

Một cựu sinh viên học hệ tập trung 4 năm (trước năm 2009 là hệ chuyên tu - PV), khóa 2005 - 2010, trường ĐH Y Dược TP.HCM, phản ánh: “Nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi “hệ tập trung 4 năm” nhưng đến khi sử dụng để xin giấy phép thành lập nhà thuốc thì Sở Y tế TP.HCM cho biết chỉ cấp phép với bằng chuyên tu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục