Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật. Theo dự thảo này người khuyết tật được ưu tiên về độ tuổi nhập học; tuyển sinh; miễn, giảm một số môn học; học phí; học bổng…
Cụ thể, Độ tuổi nhập học của người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hoà nhập được phép cao hơn so với độ tuổi quy định tối đa là 3 tuổi. Trường hợp độ tuổi nhập học của người khuyết tật nhiều hơn 3 tuổi do hiệu trưởng quyết định.
Độ tuổi nhập học của người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục bán hòa nhập hoặc giáo dục chuyên biệt do hiệu trưởng hoặc giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quyết định.
Người khuyết tật học tập theo chương trình quy định chung đã được điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu. Căn cứ vào khả năng, hoàn cảnh của người khuyết tật, tư vấn của hội đồng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng quyết định miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người học không thể đáp ứng.
Dự thảo cũng nêu nhưng ưu tiên trong việc đánh giá kết quả học tập của người khuyết tật. Người khuyết tật có khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí của người học khác nhưng có giảm nhẹ về yêu cầu. Người khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu theo chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên kết quả học tập của môn học thay thế và sự tiến bộ của người khuyết tật.
Người khuyết tật học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt và bán hòa nhập, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo quy định của Bộ GD-ĐT đối với cơ sở giáo dục chuyên biệt.
Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được xét hoặc chuyển tiếp lên lớp thay thế cho hình thức thi, kiểm tra. Hiệu trưởng và Hội đồng chuyên môn nhà trường căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, kết quả học các môn học thay thế để xét lên lớp hoặc chuyển tiếp cho người khuyết tật.
Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng học xong chương trình được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành hết cấp học và được xét chuyển tiếp lên cấp học cao hơn. Hiệu trưởng tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vào quy định của Bộ GD-ĐT về ưu tiên tiếp nhận người khuyết tật vào học, năng lực học tập của người khuyết tật, khả năng đáp ứng chuyên môn và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục để ra quyết định tiếp nhận hoặc giới thiệu đến cơ sở có khả năng tiếp nhận người khuyết tật vào học.
Về ưu tiên tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đang tính đến phương án người khuyết tật được ưu tiên nhập học ở cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngoài địa bàn cư trú.Người khuyết tật được ưu tiên tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Cụ thể, căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của người khuyết tật, kết quả học tập ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhu cầu của ngành đào tạo, hiệu trưởng quyết định nhận vào học đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng theo hình thức xét tuyển. Thí sinh là người khuyết tật nhẹ dự thi vào các cơ sở giáo dục có tổ chức thi tuyển được cộng thêm 1,5 điểm vào điểm ưu tiên ở mức cao nhất…
Theo Dantri
(HBĐT) - Ngày 21/10, Ban CHQS huyện Yên Thủy đã tổ chức trao tặng học bổng cho 4 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học tập tốt.
Sáng 22/10, sau khi đi khảo sát một số địa điểm dự kiến xây dựng trường mầm non ở hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã làm việc với lãnh đạo hai quận và các sở, ngành liên quan để giải quyết tình trạng thiếu trường mầm non trên địa bàn thành phố.
Kết thúc kỳ tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ), hầu hết các trường ĐH dân lập (DL) đều rơi vào tình cảnh không tuyển đủ nguồn sinh viên, nhiều ngành học đã phải đóng cửa.
Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập phía Nam kiến nghị cải tiến thi “3 chung” xuống còn “2 chung”, trong khi đó nhiều lãnh đạo trường ngoài công lập phía Bắc lại đề nghị nên thực hiện xét tuyển vào ĐH,CĐ. Theo đó, nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc.
Thực tế nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn từ chối SV của nhiều trường hoặc hệ tại chức thông qua thông báo giới hạn đối tượng tuyển dụng. Trong khi đó, nhiều nơi dù không thông báo công khai nhưng khi tiếp nhận hồ sơ SV tốt nghiệp của những trường “có vấn đề”, họ cũng loại ngay.
Với mong muốn giúp đỡ những cô chú công nhân vệ sinh đỡ vất vả trong việc thu gom rác thải trên các ao hồ, sông nước, em Đào Vạn Quang, học sinh lớp 11/17 Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) đã sáng tạo mô hình máy dọn rác thải trên nước.