Kết thúc kỳ tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ), hầu hết các trường ĐH dân lập (DL) đều rơi vào tình cảnh không tuyển đủ nguồn sinh viên, nhiều ngành học đã phải đóng cửa.

Đã hơn một lần, các trường ĐHDL lên tiếng đề nghị Bộ GDĐT bỏ điểm sàn bởi nếu vẫn giữ điểm sàn như hiện nay thì các trường ở trong thảm cảnh “trường không, lớp vắng”, song bộ chủ quản không đồng tình. Ngày 21.10, Hiệp hội các Trường ĐHDL lại lên tiếng: Kiến nghị bỏ thi ĐH, lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển ĐH-CĐ và coi đây là cái phao cứu sinh của các trường ĐHDL. Liệu kiến nghị này có được chấp nhận?   

Giá của việc chạy theo phong trào

Hầu hết các trường ĐH công lập đều có hệ CĐ, đây cũng chính là nguyên nhân góp phần chia sẻ nguồn SV với các trường ĐHDL, bởi các trường đều thực hiện theo mô hình đào tạo liên thông. Sau khi tốt nghiệp CĐ, SV chỉ cần học thêm 1,5 năm là có bằng ĐH. SV làm bài toán kinh tế, học trường công lập học phí rẻ, chỉ cần học thêm có nửa năm (so với hệ ĐH) là có ngay tấm bằng ĐH công lập, trong khi điểm hệ cao đẳng lại thấp hơn điểm sàn của hệ ĐH, SV đã nhìn thấy cái lợi lâu dài nên đã lựa chọn học hệ CĐ thay vì lựa chọn trường ĐHDL hay ĐH địa phương. Học phí là bài toán mà các SV phải tính toán đầu tiên, trong khi học phí hệ công lập phù hợp với điều kiện kinh tế của đại bộ phận gia đình ở khu vực nông thôn, học phí của hệ dân lập mỗi năm lại tăng, gánh nặng học phí cũng là một trong những nguyên nhân khiến SV ngày một sợ học trường DL.

Năm 2011, nhiều trường dân lập đã không tuyển đủ chỉ tiêu.     Ảnh: Kỳ Anh
Năm 2011, nhiều trường dân lập đã không tuyển đủ chỉ tiêu. Ảnh: Kỳ Anh

Ngành nghề “hot” cũng tác động đến việc chạy đua tại các trường ĐHDL. Các khoa được xếp đầu bảng như tin học, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, điện tử viễn thông... được các trường mở để hút thí sinh, dẫn đến thực trạng bội thực “nghề hot”. Ví dụ như Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), ĐH Hải Phòng được nâng cấp từ trường CĐ sư phạm, ngoài chức năng “phải” đào tạo ngành sư phạm truyền thống, trường mở thêm các ngành ngoài sư phạm để “cân đối” thêm nguồn thí sinh vào trường và tất nhiên không thể không có khoa chủ lực: Tài chính- ngân hàng.

Trường ĐH Hà Nội hiện thân là Trường ĐH ngoại ngữ, ngoài các khoa truyền thống là ngoại ngữ đã xuất hiện thêm ngành “hot”: Kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng. Đã có một thời SV chạy đua vào các ngành “hot” như luật, ngoại ngữ... hậu bội thực đầu ra, trong dăm năm gần đây thì ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán đã chiếm vị trí đầu bảng trong sự lựa chọn của sinh viên. Chính việc chạy theo phong trào về mở trường, mở khoa đã dẫn đến thực trạng trước sau tất yếu cũng xảy ra đó là cung vượt cầu, mất cân đối trong việc đào tạo. Phó GS-TS Dương Văn Sao - Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn - đã từng “đánh tiếng” tư vấn cho SV, ví dụ như Trường ĐH Công đoàn có khoa Bảo hộ lao động mà các DN rất cần, điểm trúng tuyển cũng không cao lắm, ra trường là có việc làm ngay, nhưng nguồn thí sinh vẫn ồ ạt vào các khoa “hot”.

Chưa vớ được cọc


Dù mở nhiều cơ hội, “lách” để ưu tiên nhưng các trường ĐHDL vẫn chỉ tuyển sinh được khoảng 1/3 so với chỉ tiêu được phân bổ. Tại cuộc họp của Hiệp hội các Trường ngoài công lập được tổ chức ngày 21.10, nhằm tìm các giải pháp cứu vãn thực trạng “đói” SV của các trường ĐHDL, nghe các hiệu trưởng trình bày mới thấy không ít trường đã ở trong tình trạng... bên bờ vực.

Nhiều thí sinh không lựa chọn đại học dân lập.     ảnh: Kỳ Anh
Nhiều thí sinh không lựa chọn đại học dân lập. ảnh: Kỳ Anh

Trường ĐHDL Chu Văn An (Hưng Yên) có 10 ngành thì 3 ngành: Tiếng Anh, tiếng Trung và điện tử chỉ có vài thí sinh... buộc phải ngừng đào tạo. Trường ĐHDL Thành Tây cũng sẽ phải tạm thời đóng cửa một số ngành, không ít người tỏ ra băn khoăn khi trường mở “đủ ngành” như ban lý luận chính trị XH, kinh tế-tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, điện lạnh, rồi còn có cả điều dưỡng, ngoại ngữ. Các trường ĐHDL phía nam cũng khốn khó trong việc tuyển sinh

Khống chế điểm sàn đã trở thành cái barie cản trở nguồn tuyển sinh của các trường ĐHDL, bởi các thí sinh sau khi đã rớt các trường công lập tốp  trên đã dồn vào các trường công lập tốp dưới, khiến các trường DL bị cạn nguồn tuyển. Điển hình như Trường ĐH Đồng Tháp phải đóng cửa tới 17 ngành đào tạo ở cả hai hệ ĐH và CĐ, trong đó có cả những ngành thuộc nhiệm vụ đào tạo là sư phạm cũng không có người học. ĐH An Giang cũng bi thảm không kém, tình trạng các trường ĐH địa phương cũng “khóc dở, mếu dở” không kém các trường ĐHDL.

Sau kiến nghị bỏ điểm sàn không được bộ chủ quản chấp nhận, các trường ĐHDL một lần nữa lại đưa ra kiến nghị lấy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển sinh ĐH. Đề nghị này phù hợp với chủ trương trong đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh ĐH-CĐ đã được Bộ GDĐT “thai nghén” trong nhiều năm và dự án được sửa tới lần thứ 20, dự kiến triển khai từ năm học 2008-2009, vì theo Bộ GDĐT là đã chín muồi và đến thời điểm để thực hiện.

Nhưng đề án này đã bị dư luận xã hội lên tiếng vì hiện tượng tiêu cực trong thi cử, ở bậc phổ thông thì mục tiêu là giáo dục, còn bậc ĐH là đào tạo. Vì vậy, việc lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển ĐH-CĐ đã không nhận được sự đồng tình của xã hội, Bộ GDĐT đã tạm “quên” đề án này qua 3 mùa học rồi, nay Hiệp hội các Trường ĐH ngoài công lập lại nhen lên, liệu có nhận được sự đồng thuận chính từ Bộ GDĐT và của cả xã hội?

Ý kiến của GS Hoàng Trọng Yêm - Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) - đưa ra giải pháp rằng, với các trường ĐH thuộc tốp trên sẽ tổ chức thi tuyển, các trường tốp dưới thì lấy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét theo nhu cầu của các trường. Với phương án này sẽ trở thành cái phao cứu sinh cho các trường ĐHDL khỏi cuộc khủng hoảng phá sản. Việc đã thành lập trường mà không có sinh viên đã và sẽ gây lãng phí rất lớn về cơ sở vật chất với những trường đã được đầu tư hoành tráng.  

 

                                                                                    Theo Báo LĐ

 

Các tin khác

Các đại biểu tại hội thảo ngày 21/10 tại Hà Nội.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các cấp hội phụ nữ huyện Cao Phong tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tới các hội viên phụ nữ.

Nên bỏ hình thức tuyển sinh 'ba chung'?

Ngày 20-10, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức hội thảo về đổi mới tuyển sinh nhằm nghe ý kiến từ đại diện các trường làm cơ sở đề xuất với Bộ GD&ĐT phương án tuyển sinh mới.

9X mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam

Mới 21 tuổi nhưng đang theo học chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT, mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, Lý Tùng Nam đang đi ngược lại những “định kiến” về 9X của nhiều người hiện nay.

Không tuyển người tốt nghiệp ngoài công lập là trái luật

“Không thể chấp nhận” - đó là nhận định của giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội xung quanh việc UBND tỉnh Nam Định nói “không” với người tốt nghiệp ĐH ngoài công lập và tại chức. GS Đào Trọng Thi nói:

Khẳng định vị trí người thầy, cô giáo trong sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Thị Thanh Thủy, Bí thư chi đoàn CB –GV trường trung học KT - KT Hòa Bình cho biết: Đội ngũ cán bộ - giáo viên chi đoàn nhà trường luôn nhiệt tình, năng động, tích cực trong công tác, lập trường tư tưởng, nắm vững tình hình tư tưởng HS-SV, áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tế công tác, đổi mới phương pháp dạy và học.

Đề án dạy và học ngoại ngữ: Khó nhưng vẫn quyết làm

Nhiều vướng mắc và khó khăn đã được các đại biểu đến từ 63 tỉnh thành cả nước bày tỏ qua hội nghị trực tuyến triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 19/10.

Nhân lực cho khu kinh tế Bắc miền Trung

Bắc Trung Bộ là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Với đặc điểm đó, nhu cầu nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài đã được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục