Với mong muốn giúp đỡ những cô chú công nhân vệ sinh đỡ vất vả trong việc thu gom rác thải trên các ao hồ, sông nước, em Đào Vạn Quang, học sinh lớp 11/17 Trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) đã sáng tạo mô hình máy dọn rác thải trên nước.
Mô hình này vừa đoạt giải ba cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ VII năm 2010 – 2011 do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức.
Chúng tôi gặp Quang đúng vào ngày em vừa trờ về từ lễ trao giải cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội. Đang phấn khởi từ thành công vừa gặt hái, Quang chia sẻ: “Từ nhỏ do gia đình sống gần bờ hồ nên ngày nào em cũng chứng kiến cảnh người dân vứt rác bừa bãi, gây khó khăn rất nhiều cho mấy cô chú dọn vệ sinh. Từ đó, trong suy nghĩ em luôn nung nấu ý tưởng sáng tạo một chiếc máy quét rác có thể tự động thu gom rác trên mặt nước nhằm giúp cô chú đỡ vất vả hơn. Em dự định thực hiện ý tưởng này từ năm em học lớp 9, nhưng do bận ôn tập thi vào trường chuyên của thành phố nên em đành gác lại và đợi đến hè năm lớp 10 vừa qua mới bắt tay vào thực hiện”.
Ý tưởng đã có, bản vẽ cũng được dựng lên, thế nhưng kinh phí cho phát minh của cậu học trò nhỏ lên đến 7 triệu đồng, một con số không nhỏ với hoàn cảnh gia đình. Bố em là bộ đội phục viên, mẹ buôn bán nhỏ, hằng ngày chật vật với từng bữa ăn chốn thành thị chứ nói gì đến chuyện đầu tư cho con sáng tạo. Không “bó tay” trước hoàn cảnh, Quang cố gắng thu thập tài liệu, đọc kĩ những bản thảo về các mô hình tham dự cuộc thi ở những năm trước, em áp dụng, trình bày cẩn thận cho bản thảo của mình.
“Sau khi hoàn thành xong bản thảo về đề tài của mình, em đã trình bày trước bác chủ tịch câu lạc bộ sáng tạo trẻ thành phố Đà Nẵng. Và sau khi nghe xong, bác đã quyết định trích ngân quỹ của câu lạc bộ hỗ trợ cho em một nửa kinh phí, một nửa do bố mẹ chắt mót, dành dụm”, Quang cho biết.
Và sau hơn 3 tháng chạy vạy từ Nam chí Bắc để tìm những mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện cho “đứa con tinh thần”, Quang đã hoàn thành sản phẩm của mình để đưa ra Hà Nội dự thi. Mô hình “máy dọn rác thải trên nước” là một máy được đi kèm với một remote điều khiển từ xa với các nút dùng để khởi động, điều khiển và dừng theo ý muốn của con người. Máy hoạt động dựa theo nguyên lí tạo lực hút li tâm để đưa nước và rác vào trong khoang chứa nhờ hệ thống xoắn ốc, từ đó rác sẽ được giữ lại ở khoang chứa, đồng thời nước được đẩy ra sau thân máy.
“Công trình “Máy dọn rác thải trên mặt nước” hướng đến việc vệ sinh ao hồ, sông suối nhằm thu gom rác thải đô thị, đó là rác thải phát sinh từ các khu dân cư (rác thải sinh hoạt), từ các trung tâm thương mại, công sở, trường học, công trình công cộng, hoạt động công nghiệp, từ các đường ống thoát nước của thành phố…”, Quang chia sẻ. Ngoài ra, “Máy dọn rác thải trên nước” còn có công dụng cứu hộ khi có người bị tai nạn ở những vùng nước sâu, nước xoáy trên ao, hồ, sông vì kích thước của máy khá lớn, thậm chí lớn hơn kích thước cơ thể của một người trưởng thành. Ngoài ra, máy có thể hoạt động tốt ở biển.
Với mô hình vừa đoạt giải trên, sản phẩm của Quang đã được giữ lại ở Hà Nội để các nhà khoa học nghiên cứu và nếu nhận thấy tính khả thi cao sẽ cho sản xuất, đưa vào sử dụng trong thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường nước ở các kênh lạch, sông hồ…
Theo Dantri
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Thị Thanh Thủy, Bí thư chi đoàn CB –GV trường trung học KT - KT Hòa Bình cho biết: Đội ngũ cán bộ - giáo viên chi đoàn nhà trường luôn nhiệt tình, năng động, tích cực trong công tác, lập trường tư tưởng, nắm vững tình hình tư tưởng HS-SV, áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tế công tác, đổi mới phương pháp dạy và học.
Nhiều vướng mắc và khó khăn đã được các đại biểu đến từ 63 tỉnh thành cả nước bày tỏ qua hội nghị trực tuyến triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 19/10.
Bắc Trung Bộ là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Với đặc điểm đó, nhu cầu nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài đã được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm.
Đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi đó áp lực công việc đòi hỏi họ phải nỗ lực không ngừng học tập trau dồi các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới.
Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại “ê chề” của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiền “khủng” để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.
Ở ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Nam Định đã gạt ra những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục và ứng viên học ngành đào tạo không phù hợp.