Niềm vui của thầy, trò trường tiểu học xã Mỵ Hòa khi được tiếp cận với máy tính.
(HBĐT) - Năm học này, trường tiểu học xã Mỵ Hòa có 21 lớp học với 454 học sinh. Thầy giáo Đinh Duy Hồng, hiệu trưởng nhà trường không giấu nổi niềm vui cho biết: Năm học mới 2011 – 2012, thầy, trò trường tiểu học xã Mỵ Hòa đã được Viện Khoa học kỹ thuật quân sự - Bộ QP tặng 17 máy vi tính để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Các em học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc sớm hơn với công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng học tập.
Theo đó, năm học này, nhà trường sẽ đưa thêm môn tin học vào chương trình giảng dạy cho 229 học sinh từ lớp 3 - lớp 5. Mỗi học sinh sẽ được học 2 tiết tin học một tuần, các môn học được đưa lên máy tính giảng dạy như toán, tiếng Anh, nhạc, họa…Cô giáo Vũ Thanh Nhàn, giáo viên dạy môn tin chia sẻ: Nội dung giảng dạy gồm có 2 phần, lý thuyết và thực hành, dựa vào đặc thù của từng khối lớp mà phân bố tiết lý thuyết và thực hành cụ thể. Đa số các học sinh là con em dân tộc, lần đầu tiên được tiếp xúc với máy tính nên còn nhiều bỡ ngỡ. Hệ thống máy móc thường xuyên xảy ra lỗi do đường điện kém gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Tuy nhiên bù lại những khó khăn đó là sự hứng thú học tập của học sinh và hiệu quả của môn học đem lại. Từ khi đưa tin học vào giảng dạy, cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú, học sinh dễ hiểu bài hơn thông qua lời giảng của cô giáo kết hợp với hình ảnh trên máy tính. Sau khi học môn này, học sinh đã có những hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng kiến thức về tin học vào đời sống và học tập, bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học, tạo điều kiện để các em thích ứng với đời sống hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng học tập.
Em Bùi Thị Hảo, học sinh lớp 5A bày tỏ sự yêu thích đối với môn học này: Đây là môn học rất bổ ích, lý thú, em mong rằng sẽ có nhiều môn học nữa được đưa lên máy tính để giảng dạy. Với máy tính, chúng em dễ hiểu, dễ tiếp thu bài hơn. Em Bùi Văn Sơn, học sinh lớp 5 bày tỏ: Em rất thích các tiết học trên máy tính, vừa thoái mái lại dễ hiểu bài. Chúng em có thể học vẽ, học hát, đặc biệt là học toán, môn học mà em rất thích.
Đối với phương pháp dạy và học cũ, chỉ những học sinh có khả năng nhận thức tốt mới có thể học và hiểu được bài trong sách giáo khoa, còn với những học sinh tiếp thu bài chậm, nhiều khái niệm trừu tượng không gây ấn tượng nên các em khó có thể hiểu bài. Nhưng khi ứng dụng CNTT vào dạy và học sẽ hỗ trợ quá trình nhận thức, tiếp thu bài để các em nhớ nội dung bài học. Đồng thời, các em sẽ cảm thấy hào hứng hơn trong các tiết học, có tâm lý chờ đợi tiết học và chuẩn bị bài tốt hơn. Đó là những lời chia sẻ của thầy hiệu trưởng Đinh Duy Hồng về việc đưa internet vào giảng dạy,
“Sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra quy định mới về quy chế giao chỉ tiêu. Nếu trường nào đó 2-3 năm liên tiếp không tuyển được đủ chỉ tiêu thì Bộ GD-ĐT sẽ càng ngày càng cắt giảm chỉ tiêu xuống, tránh tình trạng các trường không sử dụng hết chỉ tiêu quy định”.
(HBĐT) - Từ tháng 7 - 9/2011, BQL DAGN giai đoạn II của tỉnh đã tổ chức 4 lớp đào tạo cho 117 lượt học viên tham gia.
(HBĐT) - Ngày 21/10, Ban CHQS huyện Yên Thủy đã tổ chức trao tặng học bổng cho 4 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học tập tốt.
Sáng 22/10, sau khi đi khảo sát một số địa điểm dự kiến xây dựng trường mầm non ở hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã làm việc với lãnh đạo hai quận và các sở, ngành liên quan để giải quyết tình trạng thiếu trường mầm non trên địa bàn thành phố.
Kết thúc kỳ tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ), hầu hết các trường ĐH dân lập (DL) đều rơi vào tình cảnh không tuyển đủ nguồn sinh viên, nhiều ngành học đã phải đóng cửa.
Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập phía Nam kiến nghị cải tiến thi “3 chung” xuống còn “2 chung”, trong khi đó nhiều lãnh đạo trường ngoài công lập phía Bắc lại đề nghị nên thực hiện xét tuyển vào ĐH,CĐ. Theo đó, nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc.