Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường đào tạo phi công theo đúng hình thức của một trường dạy nghề, nơi người học có thể tự đóng học phí để được đào tạo lái máy bay đã ra đời.

 

Trong bối cảnh công tác đào tạo nghề ở Việt Nam thường bị xem là thiếu gắn kết với nhu cầu của thị trường, mô hình dạy nghề phi công này có thể coi là khá thú vị. Nhiều người cũng hy vọng rằng, đây sẽ là cơ sở để trong tương lai Việt Nam phát triển bộ môn lái máy bay thể thao cũng cũng như đẩy mạnh việc sở hữu máy bay tư nhân.
 


Ảnh minh họa

 
Con đường để thành lập một trường đào tạo phi công tưởng như đơn giản, nhưng đã phải trải qua 17 năm tìm tòi và cuối cùng, chỉ có lời giải khi người ta tìm ra phương án xã hội hóa đào tạo.

Ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: "Khóa 2 của công ty cổ phần đào tạo bay Việt sẽ là khóa học đầu tiên mà các học viên được thực hành bay ngay tại Việt Nam".

Dù tất cả còn rất mới mẻ, nhưng ngay từ lúc này đã có những lời khẳng định về chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn thế giới.

Ông Eric Marsot, giáo viên của Học viện hàng không ESMA (Pháp) khẳng định: "Tôi không thấy lo lắng gì về khả năng của những sinh viên này sau khi họ tốt nghiệp. Ở đây, chương trình chúng tôi dạy hoàn toàn giống so với chương trình giảng dạy của các sinh viên Pháp, Trung Quốc hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Bởi vậy, nếu học viên vượt qua những bài học này, họ cũng sẽ có chất lượng tương đương với chuẩn thế giới".

Phần lớn các hãng hàng không đến nay vẫn phải đi thuê và phụ thuộc vào phi công nước ngoài. Sự xuất hiện của ngành đào tạo phi công tại Việt Nam xem như đã đánh đúng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Nhu cầu đó đang cần được đáp ứng bởi không chỉ một trường đào tạo phi công.

 Theo VTV
 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục