Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015, bao gồm chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục.

Theo đó, đối với trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định; trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng để duy trì bữa ăn trưa tại trường và được hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.

Trẻ em mẫu giáo dân tộc rất ít người được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015.

Đối với giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, Ủy ban nhân dân các địa phương bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non. Nhà nước tập trung các nguồn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn, các xã khó khăn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và các xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011, thay thế Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Những chính sách hiện hành về giáo dục mầm non khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

                                                     Theo TTXVN/Vietnam+

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh cuộc giao ban trực tuyến tại điểm cầu Sở GD&ĐT.
Học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội.
Không có hình ảnh

Trường tư thiếu sân chơi

Dù có mức phí mỗi tháng cao hơn trường công lập ít nhất 3 lần nhưng đa số trường mầm non tư thục chỉ chú ý đến phòng học máy lạnh, chương trình quốc tế… mà bỏ qua sự cần thiết của sân chơi đối với sự phát triển của trẻ.

Yên thuỷ:Trẻ hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

(HBĐT) - Trên tinh thần trẻ hóa, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong toàn Đảng bộ huyện.

Chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo

Nhiều yếu kém trong giáo dục ĐH đã được đưa ra tại hội nghị sơ kết 1,5 năm Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/10. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: “Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo”.

Không kiểm soát được chỉ tiêu tuyển sinh

Mặc dù Bộ GD-ĐT có nhiều chủ trương, tiêu chí nhằm siết chặt, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường ĐH, CĐ chưa đủ điều kiện, song thực tế không phải như vậy.

Dễ dãi liên thông

Ngay sau khi kỳ thi liên thông được tổ chức một cách “kỳ lạ” tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM bị Tuổi Trẻ phát hiện, nhiều giảng viên thừa nhận nếu không “thả cửa” sẽ không SV nào trúng tuyển.

Có ngành học chỉ một hay ba giảng viên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, thực tế, một số trường đại học chất lượng còn rất yếu kém; có ngành học chỉ một hay ba giảng viên, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục