Học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) đang xem lịch làm lớp trưởng của mình - Ảnh: B.Thanh
Lớp trưởng không còn là nhiệm vụ “độc quyền”, được giáo viên chủ nhiệm chỉ định trong 1 năm học. Giờ đây học sinh nào cũng có thể trải nghiệm vị trí này.
Có chương trình hành động để tự ứng cử
Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm khá vất vả trong việc lựa chọn lớp trưởng vì tiêu chí phải là học sinh có kết quả, ý thức học tập tốt, đạo đức tốt, năng nổ trong các hoạt động phong trào… Nhưng do mới nhận lớp nên "nếu căn cứ vào học bạ cũng không chính xác, bên cạnh đó nhiệm vụ nhiều nên học sinh ngại không chịu làm", một giáo viên của Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết. Thế nên mới xảy ra tình huống như Hồ Lê Hoàng Lâm, học sinh lớp 12A6 của trường này kể lại: "Không bạn nào chịu làm, cứ đùn đẩy cho nhau. Có khi chúng em bầu bạn quậy nhất làm lớp trưởng, học dở nhất là lớp phó học tập".
Cô Hồng Mai - giáo viên Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình) cho hay: "Lúc nhận lớp, tôi khá lo lắng vì nếu chỉ định không đúng với khả năng của học sinh thì lớp trưởng này sẽ không tìm được tiếng nói chung". Cô Hồng Mai cũng chia sẻ: "Đây là công việc mà các em có thể rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm… 3 năm THPT là thời gian trải nghiệm hiệu quả để bước tiếp lên những bậc học cao hơn".
Nói về việc tự ứng cử, cô Hồng Mai kể lại: "Hơn 10 học sinh lớp 10C11 đã giơ tay ứng cử. Do vậy, lần lượt mỗi học sinh phải tự giới thiệu về mình từ kết quả học tập, thành tích đã đạt được, sở trường… Sau đó Mai Tấn Tài với kinh nghiệm chỉ huy đội giỏi đã trúng cử. Tấn Tài cho biết: "Trong phần giới thiệu tự ứng cử của mình, em hứa sẽ là người tích cực thúc đẩy phong trào lớp và sẽ cùng tập thể lớp trở thành một trong những chi đoàn xuất sắc của trường".
Ở bậc tiểu học, Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) lại có cách làm riêng, thạc sĩ Nguyễn Đạt Sử, hiệu phó nhà trường thông tin: "Từ năm học 2010 - 2011, trường thực hiện việc luân phiên học sinh làm lớp trưởng, lớp phó trong mỗi lớp. Một năm học có 35 tuần, lớp có 45 học sinh, sẽ có 35 lá thăm lớp trưởng, 10 lá thăm lớp phó. Như vậy mỗi học sinh sẽ làm lớp trưởng 1 tuần và làm lớp phó từ 2 đến 3 tuần. Đầu năm bốc thăm và cô giáo dán lên cửa lớp để các em biết được tuần nào sẽ nhận nhiệm vụ. Như vậy, học sinh nào cũng được trải nghiệm với nhiệm vụ này". Một số trường khác như Trường tiểu học quốc tế IPS (TP.HCM) thì cũng cho các em tự ứng cử, tự giới thiệu về mình và được cả lớp chọn thông qua hình thức giơ tay biểu quyết.
Tạo thiện cảm với người khác
Sau 1 năm thực hiện luân phiên lớp trưởng, cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) nhận xét: "Tất cả học sinh đều hoạt động, thích thú và thay đổi bản thân rất nhiều, ngay cả những em trước đây ù lì chỉ nghe theo bạn. Có học sinh quậy nhất lớp, khi làm lớp trưởng đã phải cố gắng trong học tập và kỷ luật thì mới lãnh đạo được các bạn. Khi hết nhiệm vụ thì tiếp tục phát huy để lần sau làm tốt hơn".
Còn Nguyễn Lê Gia Toại, lớp trưởng tuần 3 của lớp 4/7 Trường tiểu học Lương Định Của chia sẻ: "Để các bạn hợp tác thì em phải cố gắng trong các hoạt động, phải là tấm gương để các bạn làm theo".
Việc chỉ định lớp trưởng giữ nhiệm vụ trong thời gian dài tạo cho học sinh sự thụ động, đó là chưa kể sự độc quyền nhiều khi dẫn đến thái độ kênh kiệu ở lớp trưởng. Ngoài ra, thạc sĩ Nguyễn Đạt Sử còn nhận thấy hiệu quả của việc làm này sẽ giúp "Giáo viên có cơ hội nhận biết khả năng của từng học sinh để khuyến khích các em phát huy".
"Nhiệm vụ của lớp trưởng ở bậc THPT sẽ nặng nề hơn những bậc học khác bởi nhiều phong trào học tập, rèn luyện… Từ đó những cán bộ lớp không chỉ đứng đầu trong học tập mà còn là người có khả năng tổ chức, biết phát hiện thế mạnh của từng thành viên trong lớp. Khi tự ứng cử, ứng viên phải tạo thiện cảm với mọi người xung quanh và sẽ chịu trách nhiệm với những bạn bầu cho mình để thực hiện công việc sao cho tốt, còn những "cử tri" thì cũng phải hợp tác", cô Hồng Mai cho hay.
Ở phiên thảo luận tổ ngày 4-11, các đại biểu kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII đã thảo luận về dự án Luật giáo dục đại học. Nhiều đại biểu cho rằng dự luật này chưa làm rõ được quy hoạch, quy mô của nền giáo dục nước nhà.
(HBĐT) - Ngày 4/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Thông tư số 09/2011/TT-BNV quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Tham dự hội nghị có trên 300 cán bộ, nhân viên thuộc phòng GD&ĐT 11 huyện, thành phố và 63 đơn vị trực thuộc.
(HBĐT) - Ngày 4/10, Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2011 – 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trường CĐ, Trung học chuyên nghiệp, THPT đã đến dự.
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT trước sự băn khoăn liên quan đến chế độ phụ cấp thâm niên (PCTN) của nhiều nhà giáo.
Ngày 3-11, Sở GD-ĐT Kon Tum cho biết chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hùng vừa ký văn bản về phê duyệt kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, với tổng kinh phí thực hiện trong năm năm là 477,454 tỉ đồng.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường đào tạo phi công theo đúng hình thức của một trường dạy nghề, nơi người học có thể tự đóng học phí để được đào tạo lái máy bay đã ra đời.