Với nền giáo dục đang ngày càng phát triển cả về chất và lượng, đặc biệt là giáo dục Đại học, Việt Nam đang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn sinh viên quốc tế khi muốn tìm một quốc gia để du học.
Chúng ta đã quá quen với việc sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học bởi chất lượng đào tạo, chất lượng bằng cấp cũng như môi trường học tập hiện đại của các nước phương Tây. Tuy nhiên, cũng có không ít các bạn sinh viên quốc tế lựa chọn tới VN để du học. Ban đầu, số lượng sinh viên quốc tế tới VN du học còn rất hạn chế và tập trung chủ yếu là sinh viên của các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc… Trong khoảng một vài năm trở lại đây, số lượng sinh viên quốc tế mà đặc biệt là sinh viên tới từ các nước phát triển như Canada, Hàn Quốc, Úc, Pháp… theo học tại các trường ĐH VN đang không ngừng tăng nhanh.
Môi trường học tập, chất lượng giảng dạy nâng dần lên theo chuẩn quốc tế
Sinh viên quốc tế sang VN chủ yếu theo học các chương trình liên thông, liên kết đào tạo giữa các trường ĐH VN với các trường ĐH quốc tế. Để đảm bảo điều kiện liên kết, các trường ĐH VN buộc phải đạt đủ tiểu chuẩn mà đối tác đề ra về cơ sở vật chất, giáo trình đào tạo, trình độ giáo viên…
Dare Adesanya John (một sinh viên đến từ Nigeria đang theo học Chương trình Cử nhân Top-up tại Trường ĐH FPT) cho biết: “Tôi đang theo học Chương trình Cử nhân Top-up, là chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH FPT với Trường ĐH Greenwich của Anh. Môi trường học tập tại Trường ĐH FPT rất tốt, hệ thống thư viện với gần 15 nghìn đầu sách cùng hệ thống mạng không dây luôn sẵn sàng cho sinh viên học tập, nghiên cứu mọi lúc mọi nơi trong khuôn viên trường là điều mà tôi cảm thấy thú vị nhất khi theo học tại đây”.
Song song với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, giảng viên các chương trình liên kết chủ yếu là giảng viên nước ngoài có trình độ cao hoặc là giảng viên VN có bằng cấp nước ngoài. Jet Robredillo Tonogbanua (một sinh viên khác của chương trình Cử nhân Top-up đến từ Philippines) chia sẻ: “Các giảng viên của chương trình Cử nhân Top-up có chất lượng rất tốt, ngoài kiến thức chuyên ngành họ còn có hiểu biết rất rộng về các lĩnh vực xã hội. Tôi rất ngưỡng mộ những giảng viên mà tôi đang theo học, họ có thể làm thỏa mãn bất cứ thắc mắc nào của bạn kể cả trong và ngoài lĩnh vực chuyên môn. Trong đó tôi không thể không nhắc tới thầy Hans Anderson (giám đốc đào tạo), thầy Ly Teo (có hơn 30 năm kinh nghiệm về Quản trị dự án), thầy Phạm Văn Vững, thầy Andrew Larson …”.
Tiết kiệm chi phí học tập, sinh hoạt
Không thể phủ nhận một trong những lý do chủ yếu để các sinh viên quốc tế theo học tại VN đó chính là chi phí học tập, sinh hoạt tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc sống và học tập tại các quốc gia khác.
“Trước khi theo học chương trình Cử nhân Top-up, tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về các chương trình khác và trong đó cũng cân nhắc cả việc có nên sang Anh để trực tiếp theo học trường Greenwich hay không. Nhưng thực sự là do điều kiện kinh tế không cho phép, vì ngoài tiền học phí thì chi phí sinh hoạt ở Anh còn rất đắt đỏ nên sau khi biết trường Greenwich có liên kết đào tạo với Trường ĐH FPT thì tôi đã quyết định lựa chọn chương trình Cử nhân Top-up. Theo học Cử nhân Top-up với chi phí chỉ bằng 1/10 so với sang Anh học nhưng tôi vẫn có thể nhận được bằng ĐH của trường Greenwich” - Dare Adesanya John chia sẻ.
Ngoài môi trường học tập, chất lượng giảng dạy tốt, mức học phí phù hợp thì văn hóa, con người VN thân thiện cũng góp phần không nhỏ thu hút các bạn sinh viên quốc tế. Jet Robredillo Tonogbanua vui vẻ cho biết: “Tôi thích cách sống ở VN, rất giản dị và mang đậm tính truyền thông. Ngoài ra, đồ ăn VN còn rất ngon và tôi thích nhất món nem nướng. Qua tiếp xúc với các bạn bạn sinh viên VN thì tôi thấy người VN rất dễ gần và đặc biệt luôn hướng về gia đình”.
Theo Dantri
(HBĐT) - Ngày 4/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Thông tư số 09/2011/TT-BNV quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Tham dự hội nghị có trên 300 cán bộ, nhân viên thuộc phòng GD&ĐT 11 huyện, thành phố và 63 đơn vị trực thuộc.
(HBĐT) - Ngày 4/10, Trường TH Kinh tế - Kỹ thuật đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2011 – 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trường CĐ, Trung học chuyên nghiệp, THPT đã đến dự.
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT trước sự băn khoăn liên quan đến chế độ phụ cấp thâm niên (PCTN) của nhiều nhà giáo.
Ngày 3-11, Sở GD-ĐT Kon Tum cho biết chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hùng vừa ký văn bản về phê duyệt kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, với tổng kinh phí thực hiện trong năm năm là 477,454 tỉ đồng.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường đào tạo phi công theo đúng hình thức của một trường dạy nghề, nơi người học có thể tự đóng học phí để được đào tạo lái máy bay đã ra đời.
“Cần phải chấm dứt các khoản thu không cần thiết và đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý những đơn vị sai phạm” - đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Thọ, phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội trước vấn đề lạm thu trong trường học.