Một giờ lên lớp ở trường TH Kim Đồng – thị trấn Đà Bắc.

Một giờ lên lớp ở trường TH Kim Đồng – thị trấn Đà Bắc.

(HBĐT) - Địa bàn trải rộng, chia cắt bởi lòng hồ, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ đói nghèo còn cao, đó là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp GD&ĐT của huyện vùng cao Đà Bắc.

 

Phó phòng GD – ĐT huyện Đà Bắc Nguyễn Hữu An cho biết: huyện có 20 xã, thị trấn thì có 10 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, cùng với đó là có 30/65 trường thuộc vào trường đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đối với Đà Bắc, các trường cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế ở đây còn hạn chế, trình độ dân trí thấp. Tính đến thời điểm này, thu nhập bình quân trong toàn huyện đạt hơn 10 triệu đồng/ người/ năm và là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh.

 

Trước những khó khăn, thách thức đó, cấp ủy Đảng, chính quyền đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT nói chung, giáo dục vùng cao, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số nói riêng. Cũng theo đồng chí Phó phòng GD&ĐT, trước mắt, cần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung trong toàn huyện và ngành đã xác định xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn là một trong những khâu đột phá để thực hiện mục tiêu này. Vì vậy, từ nhiều năm nay, huyện, ngành đã chú tâm đào tạo, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ điều chuyển, kịp thời bổ sung lực lượng giáo viên trẻ có đủ năng lực đáp ứng yêu giảng dạy trong nhà trường. Với các giải pháp nêu trên, hiện tại, trình độ đào tạo của giáo viên trong huyện đã được hoàn thiện và nâng cao. Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên 96,8%, giáo dục tiểu học, THCS  100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy, cô giáo yên tâm công tác, hàng năm, ngành giáo dục huyện luôn quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên thuộc vùng khó khăn, lòng hồ. Hiện nay, nhiều trường cũng đã quan tâm xây dựng nhà ở cho giáo viên, công đoàn ngành giáo dục cũng đã quyên góp ủng hộ, giúp đỡ các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ xây nhà mái ấm công đoàn.

 

Bên cạnh đó, huyện đã huy động mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất trường học, đặc biệt tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, ngân sách địa phương và các nguồn tài trợ khác. Hiện nay, toàn huyện có 689 phòng học, trong đó phòng kiên cố 513 phòng, chiếm tỷ lệ 74,5%, tăng 3,5 so với năm học trước. Bán kiên cố có 98 phòng, chiếm tỷ lệ 14,2%, giảm 3,2%, phòng học tạm 78 phòng, chiếm tỷ lệ 9,6% giảm 5,3% so với năm học trước. Riêng năm học 2011 - 2012, thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp học, toàn huyện đã triển khai đầu tư xây dựng 9 công trình (6 phòng học và 21 phòng ở cho giáo viên) với tổng số vốn đầu tư 2,3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp giáo dục  huyện đã đầu tư 10 công trình.  

 

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị giáo dục, huyện Đà Bắc còn đặc biệt quan tâm đến xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em được đến trường. Từ đặc điểm của học sinh vùng dân tộc, vùng khó khăn vào mỗi năm học, các trường đã nắm bắt đối tượng đảm bảo dạy những gì cơ bản nhất và giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài việc giảng dạy các bộ môn theo quy định, huyện vẫn duy trì chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1, dạy tiếng việt thông qua các cuộc thi văn nghệ, kể chuyện, các giờ sinh hoạt ngoại khóa. Mô hình bán trú, bán trú dân nuôi đang là hướng đi mà huyện quan tâm nhằm vận động con em ra lớp. Hiện, trên địa bàn huyện có 6 xã có mô hình bán trú dân nuôi và 7 trường TH có bán trú cho học sinh. Với mô hình này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện do hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học. Ngoài ra, chất lượng học tập của các em cũng cao hơn do các em không phải vượt qua những đoạn đường dài để đến lớp. Trong năm, huyện đã vận động quyên góp 300 bộ quần áo mùa đông, 200 bộ quần áo mùa hè, 200 cặp sách và bộ đồ dùng học tập khác cho học sinh các trường vùng 135.

 

Với những nỗ lực trên, trong những năm qua, công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc có bước chuyển biến tích cực. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ đúng độ tuổi, THCS tiếp tục được duy trì và củng cố. Chất lượng, số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp đạt kết quả khá, cảnh quan ở hầu hết các trường vùng cao đã được kiên cố hóa, giao tiếp của trẻ đã được phát triển đáng kể. Tình trạng học sinh bỏ học, thất học đã giảm qua từng năm.

 

 

                                                                                       Phương Linh

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục