Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.
Năm 1986 sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ariôl, Cộng hòa Liên bang Nga, nữ sinh viên xuất sắc Hoàng Thị Bích Ngọc được Bộ GD-ĐT, Bộ Công an phân công về công tác tại Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) và trở thành giảng viên của Bộ môn Tâm lý của Học viện.
Ngay từ khi vào Học viện cũng như trong suốt quá trình công tác, cô giáo Ngọc luôn có ý thức đạo đức nghề nghiệp, giữ vững uy tín, danh dự của người thầy giáo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên. Nhiều năm liền, cô giáo Ngọc luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cùng nhiều bằng khen của Bộ Công an.
Đam mê nghiên cứu khoa học
Luôn ý thức được rằng, nghiên cứu khoa học là một hoạt động rất quan trọng phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy, cô Ngọc tâm sự: “Nghiên cứu khoa học là con đường giúp cho tôi có thêm những tri thức cả trên phương diện lý luận và thực tiễn phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy. Chính vì lẽ đó trong suốt thời gian là công tác giảng dạy tôi luôn luôn tập trung nghiên cứu sâu theo các hướng: tâm lý tội phạm, tâm lý hoạt động điều tra tội phạm, tâm lý hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân trong các trại giam hiện nay của lực lượng CSND”.
Trong suốt 25 năm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Học viện CSND, cô Ngọc luôn ý thức và mong muốn được công hiến những kết quả nghiên cứu phục vụ người học, phục vụ sự nghiệp giáo dục đại học của ngành Công an.
Cô Ngọc đã tham gia biên soạn nhiều giáo trình dành cho hệ đào tạo đại học và sau đại học như tham gia biên soạn giáo trình dành cho hệ đào tạo đại học "Vấn đề ứng dụng khoa học Tâm lý vào đời sống và hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân"; làm chủ biên và trực tiếp biên soạn giáo trình dành cho hệ đào tạo cao học Luật "Tâm lý học Pháp lý" và nhiều công trình sách giáo khoa và tham khảo khác.
"Bản thân tôi xác định rằng nghiên cứu khoa học là một hoạt động rất quan trọng phục vụ cho quá trình đào tạo, là một bộ phận quan trọng của công tác đào tạo tại Học viện CSND. Vì vậy, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của Tâm lý học tội phạm, Tâm lý học điều tra tội phạm, Tâm lý hoạt động quản lý giáo dục phạm nhân, Tâm lý học quản lý; sẽ đi nghiên cứu ứng dụng các tri thức của Tâm lý học vào thực tiễn hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CSND" - cô Ngọc chia sẻ.
Theo DanTri
Ngoài áp lực của công việc, không phải giáo viên nào cũng may mắn nhận được sự thông cảm từ gia đình. Không có thời gian cho cuộc sống riêng, đời sống thiếu thốn là lý do nhiều người phải lựa chọn công việc hay gia đình.
(HBĐT) - Ngày 18/11, trường PT DTNT tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự và chia vui cùng thầy trò nhà trường có đồng chí Quách Thế Tản, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND thành phố và phường Tân Hòa (TPHB).
Lạm thu, nâng cấp đại học, hạ chuẩn tuyển sinh, chất lượng… là những vấn đề được trình Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trong phiên chất vấn tuần tới. Quá nửa trong số hơn chục chất vấn đến nay đều tập trung “truy” nội dung này.
Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.
(HBĐT) - Những năm qua, phường Tân Thịnh (TPHB) luôn duy trì tốt chất lượng giáo dục ở các ngành học, bậc học. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Hơn 30 năm gắn bó với những bản làng Cơ Tu nơi vùng cao heo hút của xứ Quảng để ươm mầm con chữ. Bao lớp học trò đã trưởng thành giờ hồi tưởng và kể chuyện về người thầy gieo chữ nơi biên ải xa xôi như một huyền thoại…