Cháu Trần Thị Kim Ngân với những vết thâm tím ở tay.
Trở về từ trường mầm non, cháu Kim Ngân khóc kêu đau, kiểm tra người con bố mẹ cháu phát hiện nhiều vết bầm tím ở hai cánh tay và mặt. Cô giáo dạy Ngân đang được yêu cầu giải trình và làm bản kiểm điểm.
Sáng 24/11, cháu Trần Thị Kim Ngân, 5 tuổi, ở thôn An Truyền, xã Phú An (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) còn hoảng hốt khi tiếp xúc với mọi người. Hai cánh tay và vùng mặt cháu vẫn còn nhiều vết bầm tím. Khi cô giáo chủ nhiệm đến đưa Ngân đi học, cháu khóc thét và xua tay.
Chị Đoàn Thị Thúy, mẹ của Ngân cho biết, gia đình gửi cháu tại trường mầm non Phú An, cơ sở Định Cư. Ngày 22/11, Ngân đi học về khóc và kêu đau với vết bầm tím bên má phải và trán bị sưng húp. “Khi tắm cho cháu, tôi phát hiện vết bầm tím hai bên cánh tay. Hỏi cháu và các bạn cùng lớp thì các cháu đều nói cô giáo đánh. Quá sợ hãi nên cháu bỏ chạy về nhà nên bị té ngã”, chị Thúy kể.
Quá bức xúc, gia đình đã mang con lên gặp Ban giám hiệu nhà trường để yêu cầu cô giáo Hồ Thị Nhật Bình, người trực tiếp trông cháu, giải thích. “Cô Bình nói do cháu hư và cào cô nên cô đánh”, chị Thúy cho biết thêm.
Trao đổi với VnExpress, cô Huỳnh Thị Bích Thuận, Hiệu trưởng trường mầm non Phú An, cho biết sáng nay trường đã xuống xin lỗi phụ huynh học sinh và đồng ý hỗ trợ tiền thuốc men cho cháu. “Tôi đã trao đổi với giáo viên Hồ Thị Nhật Bình thì được giải thích do cháu quá hư nên cô Bình đã bỏ cháu vào trong sạp ngủ dùng tay ghì mạnh hai cánh tay của cháu dẫn đến thâm tím. Còn việc dọa bỏ cháu Ngân vào xô, cô Bình cũng đã thừa nhận là có”, bà Thuận nói.
Cũng theo cô Thuận, nhà trường đã yêu cầu giáo viên Bình viết bản kiểm điểm. Chiều mai trường sẽ họp hội đồng giáo viên để xác minh lại toàn bộ sự việc và xử lý kỷ luật cô Bình. “Nhà trường đã cấm giáo viên không được có hành động ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý các cháu. Dù bé có hư thì giáo viên cũng không được có hành động ghì tay làm thâm tím như vậy”, cô Thuận khẳng định.
Cô giáo Hồ Thị Nhật Bình tốt nghiệp hệ trung cấp mầm non và là giáo viên hợp đồng của trường mầm non Phú An từ năm 2010 đến nay.
Theo VnExpress
Nhiều sinh viên trường dân lập thừa nhận, cơ sở vật chất của trường còn yếu kém, giáo trình thiếu thốn, phòng học thiếu ánh sáng, bàn ghế xộc xệch, hư hỏng... ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có 10.000 đào tạo trong nước. Thực tế hiện nay phần đông giảng viên lại không mặn mà với việc làm nghiên cứu sinh trong nước.
(HBĐT) - Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) hiện có 616 trẻ em từ 0 -16 tuổi. Theo ông Bàn Văn Khánh, cán bộ LĐ-TB&XH xã Vầy Nưa, thực hiện Chỉ thị số 38- CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS& GDTE) và Chỉ thị số 55-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác BVCS & GDTE, trong những năm qua, xã nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Song, khó khăn lớn nhất là nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức đầy đủ kiến thức chăm sóc trẻ em.
Bộ trưởng GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư về việc ban hành quy chế thi chọn học sinh giỏi thay thế quy chế hiện hành, trong đó học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Sau khi đăng loạt bài Mua bán chứng chỉ tiếng Anh ở các trường ĐH, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của độc giả trước thực trạng học giả bằng thật. Bên cạnh đó, cá nhân và đơn vị liên quan cũng liên hệ với đại diện báo Tiền Phong để hẹn làm việc.
Giáo án đã trở thành một từ quá quen thuộc với những ai làm giáo viên. Và với sinh viên ngành sư phạm, việc làm giáo án không chỉ đơn giản là tìm hiểu để biết mà phải làm thật sự để chấm điểm. Đây là điểm điều kiện bắt buộc phải có của sinh viên sư phạm.