Sau khi đăng loạt bài Mua bán chứng chỉ tiếng Anh ở các trường ĐH, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của độc giả trước thực trạng học giả bằng thật. Bên cạnh đó, cá nhân và đơn vị liên quan cũng liên hệ với đại diện báo Tiền Phong để hẹn làm việc.
Ngày 22-11, Thắng (trong bài Hàng thật, muốn là có) đã có buổi gặp gỡ với PV Tiền Phong tại Cơ quan đại diện TPHCM để giải trình các vấn đề liên quan. Thắng cho biết, đã làm bản tường trình và gửi lên lãnh đạo trường.
Thắng cũng thừa nhận việc làm “cò” của mình là sai. Tuy nhiên, Thắng chỉ có nhiệm vụ “cò”, còn toàn bộ công việc sau đó là do Hùng (tên đầy đủ là Phạm Thanh Hùng, Giám đốc chi nhánh Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng văn hóa Phương Nam) lo liệu.
“Việc làm của em như thế là không đúng pháp luật, em đã tiếp tay cho việc làm sai trái, bản thân em thấy lợi trước mắt mà quên đi tất cả. Em mong rằng nhà trường tạo điều kiện để em được tiếp tục làm việc tại trường, có cơ hội sửa sai” - Thắng nói.
Trong một diễn biến khác, Trường ĐH K. cũng đã có văn bản gửi Tiền Phong. Văn bản của trường cho rằng, việc tổ chức kiểm tra, cấp phát chứng chỉ tại trường luôn thực hiện đúng quy định của Bộ. Qua sự việc báo nêu, nhà trường nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về công tác giám sát việc kiểm tra, cấp phát chứng chỉ.
Ngay sau khi báo nêu về việc cấp phát chứng chỉ không đúng quy định, trường đã ra quyết định tạm ngưng tổ chức kiểm tra, cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ và thành lập tổ thanh tra rà soát, kiểm tra toàn bộ quy trình cấp phát chứng chỉ. Nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có liên quan.
Chiều 22-11, trao đổi với PV, đại diện Sở GD & ĐT TPHCM cho biết, sau khi báo đề cập nhiều vấn đề sai trái trong việc tổ chức kiểm tra, liên kết để cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng văn hóa Phương Nam, Sở đã lên kế hoạch làm việc với đơn vị này.
“Tuy nhiên, do hiện tại chúng tôi chưa liên lạc được với đại diện của đơn vị này nên chưa thể tiến hành kiểm tra”, đại diện Sở GD & ĐT TPHCM cho biết.
Được biết, hơn 2 tuần nay, các số điện thoại của Phạm Thanh Hùng, Giám đốc chi nhánh Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng văn hóa Phương Nam trong tình trạng không liên lạc được.
Theo TienPhong
Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy, thầy Lê Văn Hoành - giáo viên dạy chuyên Lý Trường THPT chuyên Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã mang về cho trường 82 giải quốc gia, 5 giải quốc tế, 22 sáng kiến kinh nghiệm cùng hàng chục bằng khen, huân chương...
(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Phương Thảo, Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Trong nhiệm kỳ 2010 - 2011, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ đoàn năng động, sáng tạo, ĐV-TN luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, Đoàn trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự được T.ư Đoàn tặng bằng khen.
Nhiều sinh viên đóng 400.000-800.000 đồng lệ phí cho trung tâm gia sư để được giới thiệu chỗ dạy kèm. Chỗ dạy không thấy đâu nhưng tiền đã đóng thì không dễ đòi lại.
Tiền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, trẻ em nhờ con chữ mà nên người.
Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.
(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).