Giáo án đã trở thành một từ quá quen thuộc với những ai làm giáo viên. Và với sinh viên ngành sư phạm, việc làm giáo án không chỉ đơn giản là tìm hiểu để biết mà phải làm thật sự để chấm điểm. Đây là điểm điều kiện bắt buộc phải có của sinh viên sư phạm.

 

Bạc mặt vì giáo án

Sinh viên ngành sư phạm Toán, sư phạm Văn, Địa, Hóa… thì chỉ lo soạn giáo án của một môn. Với sinh viên sư phạm tiểu học thì môn nào các cô giáo tương lai cũng phải lo làm giáo án.

Minh Anh (sinh viên năm 3 của khoa Sư phạm Tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội) đang vắt chân lên cổ soạn một lúc mấy giáo án cho đủ các môn Toán, Tiếng Việt, Hát nhạc, Mỹ thuật cho đủ bài kiểm tra điều kiện.

Minh Anh chìa một bài giảng ngắn gọn trên SGK Toán lớp 3: Tiền Việt Nam. Cả bài học ghi trong sách chỉ trên một trang giấy nửa tờ A4, nhưng Minh Anh phải cặm cụi lo làm giáo án hết 8 trang A4.

Mở đầu bài giảng, nội dung bài giảng, tổng kết, bài tập về nhà. Trên các mặt giấy kẻ cả đủ các cột, nhiệm vụ của giáo viên, dự kiến trả lời của học sinh, hoạt động của học sinh.

Yêu cầu của các giáo án đòi hỏi chi tiết, cụ thể, đến cả câu nói của giáo viên và học sinh. Một đoạn trong giáo án của Minh Anh, có viết: “Nếu cô có 45 ngàn đồng, cô mua kẹo, mỗi cái kẹo 5 ngàn đồng, vậy cô mua được bao nhiêu cái kẹo”. Học sinh trả lời xong, cô đáp: “Bạn N. trả lời đúng đấy các con ạ. Như các con đã biết, các đồng tiền của Việt Nam hiện nay…”.

Cụ thể lời nói, trả lời của giáo viên, các giáo án cần phải trình bày chi tiết cả trò chơi cho học sinh, câu đố, nhiệm vụ về nhà cho các em kết thúc buổi học.

Hỏi sinh viên sư phạm, nếu không có giáo án, có dạy được không? Các sinh viên nói đi thực tập, tùy theo tình huống xảy ra trong buổi học, sinh viên  sẽ phải xử lý linh hoạt. Nhiều khi giảng không cần giáo án. “Nhưng giáo án soạn trên giảng đường là bắt buộc. Tự nghĩ ra mà viết. Không có giáo án, không có điểm điều kiện để tổng kết.”

Và đủ các loại sổ

Không chỉ phải học từ A đến Z, từ tập viết nét thanh đậm, cắt dán giấy, xướng âm đến ma trận, toán cao cấp… sinh viên sư phạm không những ít được nghỉ ngơi mà khi ra trường cũng bộn bề không kém.

Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên trường Tiểu học M.D (Hà Nội) cho biết, khi có quyết định nghỉ hưu, cô bỗng thấy nhẹ người. Làm công tác chủ nhiệm bao nhiêu năm, cô phát điên đầu với một mớ “hầm bà lằng” các loại sổ: Sổ liên lạc, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi học sinh, sổ đóng các khoản tiền… Cô giáo nào làm trong Công đoàn còn khổ hơn nữa với đủ các loại sổ theo dõi họp hành.

Trên các diễn đàn mạng, nhiều giáo viên than thở: "Chỉ còn thiếu “sổ quản lý các loại sổ”!"

Sinh viên sư phạm tiểu học kêu trời khi phải trở thành “giáo sư biết tuốt” ở mọi bộ môn, trong khi có khi ra ra trường, các bộ môn Mỹ thuật, Hát nhạc, tiếng Anh sẽ có giáo viên khác đảm nhiệm. Bộ GDĐT đang thực hiện chương trình giảm tải cho SGK, vì sao không xem xét đến việc giảm tải cho chính những giáo viên tương lai? Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng đề xuất nên đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, sổ sách để các thầy cô có thời gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng, tự học thêm để nâng cao trình độ.

 

                                                                  Theo LaoDong

Các tin khác

Giờ thực hành của sinh viên lớp điện công nghiệp, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện

(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Phương Thảo, Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Trong nhiệm kỳ 2010 - 2011, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ đoàn năng động, sáng tạo, ĐV-TN luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, Đoàn trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự được T.ư Đoàn tặng bằng khen.

Gia sư tìm việc bị lừa

Nhiều sinh viên đóng 400.000-800.000 đồng lệ phí cho trung tâm gia sư để được giới thiệu chỗ dạy kèm. Chỗ dạy không thấy đâu nhưng tiền đã đóng thì không dễ đòi lại.

Thầy giáo không biên chế

Tiền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, trẻ em nhờ con chữ mà nên người.

Nữ PGS đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân

Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.

Bác Hồ với sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).

Bỏ chấm điểm: vừa làm vừa chờ

Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục