Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam, Chính phủ có kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có 10.000 đào tạo trong nước. Thực tế hiện nay phần đông giảng viên lại không mặn mà với việc làm nghiên cứu sinh trong nước.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết: từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm trường chỉ có 10 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng không năm nào tuyển đủ, trung bình chỉ đạt 50-60%/năm. Đến năm 2011, trường xét tuyển chứ không thi tuyển như trước nên mới đủ chỉ tiêu.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng không nằm ngoài thực trạng. Năm 2008 Trường ĐH Bách khoa có 20 chỉ tiêu nhưng đăng ký dự tuyển là 16 và chỉ có 7 trúng tuyển, năm 2010 tuyển được 22/30 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên liên tiếp mấy năm gần đây số nghiên cứu sinh (NCS) tuyển được khoảng 1/3 - 1/2 so với chỉ tiêu. Trường ĐH Kinh tế - Luật năm 2008 tuyển được 6/10 chỉ tiêu, năm 2009 được 8/12, năm 2010 được 6/12…
Chất lượng yếu kém
Số lượng đã vậy, chất lượng NCS trong nước cũng đáng báo động.
Quá nhiều chi phí không tên Không ít nghiên cứu sinh phải từ bỏ giấc mơ tiến sĩ vì những “khoản phí” tế nhị nằm ngoài luận án, chương trình nghiên cứu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi năm NCS được trường cấp kinh phí khoảng 10 triệu đồng để phục vụ việc học tập, nghiên cứu. Có người trong |
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, không phải ai lấy bằng tiến sĩ nước ngoài cũng giỏi hơn người trong nước. Nhưng trên bình diện chung, đa phần NCS ở nước ngoài có chuyên môn cao hơn. PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa - Trưởng ban ĐH và sau ĐH (ĐHQG TP.HCM) cho rằng: “Đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở các nước tiên tiến thường gắn chặt với các đề án, hướng nghiên cứu lớn, với những tập thể các nhà khoa học. Do vậy họ có nhiều đề tài cụ thể thiết thực, có ý nghĩa khoa học - kỹ thuật. Cũng vì vậy mà họ có nhiều kinh phí từ đề án”.
Một vấn đề khác là môi trường nghiên cứu. Thực chất ở nước ta chưa có môi trường nghiên cứu đúng nghĩa để NCS làm việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường, viện không thu hút được người làm NCS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nêu thực trạng: “Hiện nay chúng ta đào tạo tiến sĩ theo kiểu vừa học vừa làm nên chất lượng không cao. Chẳng hạn như khối ngành kỹ thuật không có cơ sở vật chất để NCS học tập”.
Nước ngoài cũng có bằng dỏm Hiện nay, việc mua bằng tiến sĩ của các trường dỏm tại nước ngoài cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Hai nước có số lượng bằng tiến sĩ bán nhiều nhất là Nga và Mỹ. Hiện có cả các website được thiết kế công phu chỉ thực hiện mỗi việc rao bán bằng cấp cho những người có nhu cầu. Theo PGS-TS Dương Anh Đức - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhiều giảng viên vẫn liên tục nhận được thư mời chào từ các trường bán bằng tiến sĩ dỏm. Có trường chỉ mới đăng ký vài tháng đã có ngay bằng tiến sĩ. |
Nỗi lo cơm áo gạo tiền
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa tâm sự: “Làm tiến sĩ rất vất vả. Người học phải đảm bảo nguồn lực về nhiều mặt. Trong đó phải đầu tư công sức, thời gian, thú vui cuộc sống, kể cả kinh phí. Không phải ai thi đậu đầu vào cũng có thể đảm bảo lấy được bằng tiến sĩ”.
Những người đã qua giai đoạn làm NCS cũng thừa nhận có được tấm bằng tiến sĩ là phải hy sinh, đánh đổi nhiều thứ. Phải để lại công việc ổn định đang có, phải chấp nhận mất thu nhập trong nhiều năm để tập trung nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết: “Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy NCS ở nước ngoài toàn tâm toàn ý trong quá trình học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở Việt
Thực tế này cho thấy định mức tiến sĩ theo đề án của Chính phủ không dễ thực hiện. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ không tránh khỏi tình trạng các trường thúc ép giảng viên làm tiến sĩ cho đủ số lượng, bất kể chất lượng thế nào. Đứng trước thực trạng này, GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) ngậm ngùi: “Đào tạo tiến sĩ ở nước ta đang rơi vào tình trạng nát bét. Cần có một hội đồng quốc gia soạn thảo chiến lược cho việc đào tạo, đánh giá. Nếu không, tiến sĩ dỏm sẽ ngày một đông”.
Theo Dantri
(HBĐT) - Sau gần 10 năm phát triển, tiền thân là trường Dạy nghề tỉnh Hòa Bình, đến nay, trường đã được nâng cấp lên hệ cao đẳng, được phép đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
Rất nhiều vấn đề bức xúc trong giáo dục đã được người dân phản ánh với mong muốn người đứng đầu của Bộ GD-ĐT thấy được và giải quyết hợp lý.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ra nghị quyết về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
Gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy, thầy Lê Văn Hoành - giáo viên dạy chuyên Lý Trường THPT chuyên Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã mang về cho trường 82 giải quốc gia, 5 giải quốc tế, 22 sáng kiến kinh nghiệm cùng hàng chục bằng khen, huân chương...
(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Phương Thảo, Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Trong nhiệm kỳ 2010 - 2011, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, cùng với đội ngũ cán bộ đoàn năng động, sáng tạo, ĐV-TN luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, Đoàn trường luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự được T.ư Đoàn tặng bằng khen.
Nhiều sinh viên đóng 400.000-800.000 đồng lệ phí cho trung tâm gia sư để được giới thiệu chỗ dạy kèm. Chỗ dạy không thấy đâu nhưng tiền đã đóng thì không dễ đòi lại.