Theo Quy chế học sinh sinh viên do Bộ GD-ĐT ban hành, đóng học phí là một trong những nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh viên cố tình chây ì, dẫn tới bị cấm thi, ra trường trễ… trong khi đó, nhà trường dù nỗ lực tìm nhiều cách để giải quyết thấu tình đạt lý nhưng vẫn khó tránh khỏi tai tiếng.

Đóng học phí đúng hạn là nghĩa vụ của người học. Ảnh: T.Hùng

Tình trạng phổ biến

Nhiều sinh viên học hệ trung cấp liên thông lên hệ cao đẳng ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp (khóa 2009-2011) Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM bị cấm thi do chưa hoàn thành việc đóng học phí. Theo các bạn: Thời gian học toàn khóa là 1,5 năm (gồm 3 học kỳ). Tuy nhiên, sau đó nhà trường thông báo lại là chương trình đào tạo có thay đổi và chia làm 4 học kỳ (phải mất 2 năm mới tốt nghiệp).

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sinh viên phải chi thêm 4,9 triệu đồng học phí. Và do chưa đóng khoản học phí này nên nhiều sinh viên không được dự thi. Trước đó, ngày 14-11, hàng trăm sinh viên của trường này đã tập trung phản ứng việc bị cấm thi vì chưa đóng học phí. Ban giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng đối thoại ngay với sinh viên để giải quyết sự việc. Sinh viên viện cớ “do hoàn cảnh khó khăn” còn nhà trường thì giải thích đã ra thông báo và gia hạn thêm thời hạn cho sinh viên.

Thực tế, theo xác minh của chúng tôi, nhiều sinh viên đã đóng học phí cho biết: “Nhà trường có ra thông báo thời hạn đóng học phí, đồng thời kèm theo khuyến cáo sinh viên nào khó khăn thì làm đơn xin kéo dài thời hạn đóng học phí. Tuy nhiên, nhiều bạn không chú ý đến chi tiết này nên mới bị cấm thi”.

Hồi cuối tháng 10 vừa qua, nhiều phụ huynh và sinh viên lớp Cầu đường K50, trường ĐH Giao thông Vận tải Cơ sở 2 (quận 9) tất tả lên ban đào tạo khẩn thiết xin được cho dự thi môn Cơ kết cấu. Tuy nhiên, nhà trường cương quyết không giải quyết.

Trao đổi về vấn đề trên, đại diện nhà trường cho rằng: Theo quy trình, sinh viên sau khi đóng học phí sẽ được Phòng khảo thí, Ban đào tạo duyệt và công bố danh sách thi. Trong đợt thi này, nhà trường thông báo thời hạn đóng học phí đối với khóa K50 vào ngày 27-9. Kết thúc thời hạn trên sinh viên có lý do chính đáng thì gia đình làm đơn trong vòng 2 tuần (hạn chót là đến ngày 14-10) để nhà trường xem xét giải quyết.

Đôi bên đều khó xử

Tình trạng sinh viên bị cấm thi do chưa hoàn thành đóng học phí ở các trường hiện nay tương đối phổ biến. Nhiều trường có đến hàng trăm sinh viên bị gạt khỏi danh sách thi vì không đóng học phí mà không có lý do. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn còn nợ học phí. Ghi nhận từ các trường tại TPHCM cho thấy, trường nào cũng đối diện với tình trạng sinh viên đóng học phí trễ. Nhiều trường thống kê từ phòng tài vụ cho biết có khoảng 15%-30% sinh viên chậm nộp học phí.

Phó hiệu trưởng một trường đại học tại TPHCM chia sẻ: “Đóng học phí là nghĩa vụ phải hoàn thành của sinh viên. Học phí cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các hoạt động khác của nhà trường ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường cũng đưa ra nhiều cách thu khác nhau: có trường thì thu ngay đầu học kỳ, có trường thì thu cuối học kỳ, cũng có trường chia ra các đợt để gia đình sinh viên thư thả. Chung quy là nhà trường cũng thông cảm cho sinh viên”.

Thế nhưng, theo lời vị phó hiệu trưởng trên, dù có gia hạn và thông báo rõ nhưng vẫn có bộ phận nhỏ sinh viên cá biệt phớt lờ quy định này và bị cấm thi.

Trong khi đó, với những cơ sở đào tạo ngoài công lập, cả guồng máy hoạt động đều trông chờ vào học phí. Tuy nhiên, có trường vẫn thắt lưng buộc bụng chấp nhận cho sinh viên nợ, kéo dài thời hạn nộp học phí. Thế nhưng có trường lại đưa ra cách xử lý thẳng tay như Trường ĐH Bình Dương, Trường CĐ Công nghệ Thông tin ra thông báo phạt lũy tiến 5%-15% đối với những sinh viên nợ học phí tính theo ngày và tháng.

Câu chuyện “đầu tiên” là chuyện tế nhị giữa cơ sở đào tạo với người học. Song, nếu hai bên có sự thống nhất rõ ràng ngay từ đầu thì sẽ không có chuyện người học bức xúc, phản đối còn trường thì khó xử.

 

                                                                            Theo Báo SGGP

 

 

Các tin khác

Quang cảnh lớp tập huấn.
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em Lê Thị Kim Huế vẫn quyết tâm học với ước mơ trở thành nữ chiến sĩ công an canh giữ sự bình yên của đảo.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ghi nhận từ công đoàn ngành giáo dục thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Hiện nay, công đoàn ngành Giáo dục TPHB có 54 công đoàn cơ sở trực thuộc với trên 1.000 đoàn viên.

Cô giáo làm bầm tím tay trẻ

Trở về từ trường mầm non, cháu Kim Ngân khóc kêu đau, kiểm tra người con bố mẹ cháu phát hiện nhiều vết bầm tím ở hai cánh tay và mặt. Cô giáo dạy Ngân đang được yêu cầu giải trình và làm bản kiểm điểm.

Năm năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.

Rô bốt dế mèn của cậu bé dân tộc Thái 8 tuổi

Là một trong 5 gương mặt trẻ nhất và giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2011, em Lò Văn Cường được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cùng giải thưởng 7 triệu đồng.

Đà Bắc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức huyện Đà Bắc hiện có trên 1.900 người, trong đó, công chức, viên chức cấp huyện 166 người, cấp xã 346 người, sự nghiệp giáo dục 1.283 người, y tế 108 người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những vấn đề quan tâm của huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn của Quốc hội: Quả bóng lạm thu sang sân các địa phương

Trong số 13 cử tri có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chín mảng nội dung thì có ba cử tri đề cập vấn đề lạm thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục