Năm học 2010-2011, trường THPT Lạc Sơn có 62% giáo viên đạt danh hiệu Lao động giỏi các cấp. Trong ảnh:?Tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Lạc Sơn.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện giàu truyền thống cách mạng. Nhân dân Lạc Sơn thông minh, cần cù, ham học; có nền giáo dục cách mạng sớm được hình thành. Năm 1966, đáp ứng yêu cầu của địa phương, trường cấp III Lạc Sơn (tức trường THPT Lạc Sơn hiện nay) được thành lập để giảng dạy văn hóa cấp III cho con em các dân tộc Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc.
Ban đầu trường cấp III Lạc Sơn có 2 cán bộ, 5 giáo viên và 58 học sinh với 1 lớp 8, 1 lớp 9 là học sinh của 3 huyện, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc đang học từ trường cấp III Hoàng Văn Thụ chuyển về. Nhà trường đã vượt qua những khó khăn của buổi ban đầu mới thành lập, lại phải hai lần sơ tán máy bay Mỹ. Gian khổ, khó khăn nhưng được sự đùm bọc của nhân dân Xóm Beo, Xóm Chiềng xã Liên Vũ, của nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn nên những năm đầu trường đã gặt hái được những vụ mùa bội thu. Các năm học từ 1967 - 1970, học sinh cuối cấp đã tốt nghiệp 100% và hầu hết các em được tuyển vào các trường đại học.
Năm 1971, trường chuyển về trung tâm xã, thầy giáo, học sinh cùng bậc phụ huynh lại lặn lội vào rừng kéo gỗ, chặt nứa, cắt gianh để làm lớp học, xây dựng cơ sở bán kiên cố. Tuy vất vả, khó khăn nhưng nhà trường vẫn vững bước đi lên. Năm 1983, cơn lốc tháng 6 đã quét đi 80% nhà ở, lớp học. Thầy Hiệu trưởng cùng với đội ngũ thầy, cô giáo, cha mẹ học sinh lại phân công nhau tự làm lấy nhà ở, đốt gạch, nung vôi để xây dựng trường kiên cố. Với sức mạnh của lòng dân, sau 8 tháng, nhà trường đã có 42 gian nhà xây, lợp ngói khang trang. Từ đó, mọi người yên tâm, phấn khởi. Tháng 2/ 1995 chuyển về trung tâm huyện lỵ, trường có nhà cao tầng, có nước máy, có đường điện 3 pha, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngày càng khang trang, hiện đại.
Với 45 năm, 44 khóa thi, trường đã có 29.594 lượt học sinh (23.676 lượt học sinh dân tộc) theo học; trong đó đã có 7.276 học sinh tốt nghiệp ra trường, 3.354 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Trong cuộc kháng chiến đấu chống Mỹ cứu nước, trường có 97 học sinh lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 37 em đã hy sinh trên các chiến trường, 12 em là thương binh, một số trở thành cán bộ trung, cao cấp trong quân đội.
45 năm xây dựng và phát triển đã có 39 năm trường đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương; 58 % các thầy, cô giáo đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Năm học 2010-2011, trường có 62% số giáo viên đạt danh hiệu lao động giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh, số học sinh tốt nghiệp bình quân trong 5 năm học (từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010 - 2011) đạt bình quân 98,5%, trong đó, 50% học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Thành tích vẻ vang làm nên bề dày truyền thống của trường là công sức của các thế hệ thầy và trò trong suốt chặng đường 45 năm, là có sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, sự phối hợp giữa Ban giám hiệu với các đoàn thể trong trường. Đặc biệt nhà trường được ngành giáo GD-ĐT Hòa Bình, Hà Sơn Bình và cấp ủy chính quyền địa phương chỉ đạo trực tiếp sát sao; sự cộng tác của các cơ quan, ban, ngành huyện Lạc Sơn, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của nhân dân trong huyện nói chung, của nhân dân xã Liên Vũ và thị trấn Vụ Bản nói riêng.
Thầy và trò nhà trường luôn ghi nhớ công lao của 6 thầy Hiệu trưởng: Nguyễn Huyền, Nguyễn Quốc Hữu, Nguyễn Văn Uyển, Lã Duy Đại, Đinh Hoạt, Đinh Gia Thắng đã cùng với 245 thầy, cô giáo và 38 cán bộ, nhân viên trong 45 năm đã tận tụy với các thế hệ học sinh của quê hương Lạc Sơn thân yêu.
Đinh Gia Thắng
Nguyên hiệu trưởng trường THPT Lạc Sơn
Dù dư luận đã lên tiếng mạnh mẽ cần phải nâng cao chất lượng đào tạo của hệ tại chức (vừa làm vừa học) và Bộ GD-ĐT cũng hứa hẹn thay đổi nhưng khi chứng kiến giờ học của sinh viên (SV) hệ này mới thấy vẫn còn nhiều bất ổn.
Chiều 21/12, ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp, cho biết đã lập đoàn kiểm tra đột xuất các học sinh “ngồi nhầm lớp” ở Trường tiểu học An Bình B (xã An Bình, huyện Cao Lãnh).
(HBĐT) - Với sự kết nối của tổ chức Childfund Việt Nam, trong 2 ngày (19-20/12), đoàn học sinh trường Victoria Junior College, Singapore đã có chương trình giao lưu, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
(HBĐT) - Tuy là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, Hòa Bình đã nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS & GDTE); nhiều hoạt động, dự án đã được triển khai cho hiệu quả thiết thực, đặc biệt là tại những vùng dân tộc ít người, vùng sâu, xa.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sớm đăng ký thông tin cũng như các phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với bộ.
Nhiều sinh viên (SV) chọn cách trải nghiệm cuộc sống thông qua đợt thực tập ở các nước trên thế giới. Đây cũng là dịp để SV trao đổi và chia sẻ văn hóa, truyền thống với người bản xứ và bạn bè quốc tế khác.