Tại hội nghị kế hoạch ngân sách giáo dục năm 2012, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ trong đào tạo để đề xuất với bộ thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Theo kết quả kiểm toán năm 2010 tại Bộ GD-ĐT còn một số tồn tại. Cụ thể, một số đơn vị chưa phản ánh số đã chi từ nguồn thu học phí, một số nội dung chi chưa đủ thủ tục quyết toán hoặc sai nguồn kinh phí, sai chế độ. Một số trường thu học phí hệ chính quy, hệ không chính quy và lệ phí tuyển sinh vượt mức quy định của Nhà nước đồng thời tự ý thu nhiều khoản thu chưa có quy định của Nhà nước. Hầu hết các trường đều không nộp học phí đầy đủ và kịp thời vào Kho bạc nhà nước để kiểm soát chi… Tại các đơn vị trực thuộc Bộ, quyết toán sai nguồn kinh phí, không đúng chế độ, kinh phí còn dư hết nhiệm vụ chưa nộp trả ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định; trích thiếu học bổng so với mức tối thiểu quy định. Chi trả tiền vượt giờ cho giảng viên còn chưa đúng quy định.
 
Ngân sách giáo dục năm 2012 tăng 5,4% so với năm trước.

Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT đề nghị: “Các trường cần bố trí lịch giảng dạy phù hợp cho các giảng viên, khắc phục tình trạng nhiều giảng viên có số giờ dạy thêm vượt giờ chuẩn cao và giảng viên dạy không đủ số giờ chuẩn theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí và nguồn thu khác; trích và chi trả học bổng khuyến khích học tập theo đúng quy định; chấm dứt việc thu học phí, lệ phí vượt mức quy định và thu của sinh viên các khoản chưa có quy định của Nhà nước; thực hiện kê khai và nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế theo quy định”.

Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã được giao ngân sách là 5.762.217 triệu đồng, tăng 5,4% so với năm 2011, trong đó dự toán chi thường xuyên sẽ là 4.832.530 triệu đồng, tăng hơn 15% so với năm 2011.

Về kinh phí chi thường xuyên trong năm 2012, theo Bộ GD-ĐT, năm 2012 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách ( 2011 - 2013) thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ được giao dự toán gồm 3 nhóm: Nhóm 1, gồm 7 trường ĐH thuộc khối kinh tế - tài chính, phải tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên. Nhóm 2 gồm 37 trường, trong đó các trường sư phạm được NSNN đảm bảo từ 60-70% chi hoạt động thường xuyên; các trường ĐH Sư phạm được NSNN đảm bảo từ 40-50% chi hoạt động thường xuyên; các trường ĐH khối văn hóa, thể thaotừ 50-70%; các ĐH khối Nông-Lâm-Ngư từ 30-50%; các trường khối công nghệ kỹ thuật từ 20-40%; nhóm 3, gồm 7 trường là các trường hữu nghị, vùng cao, dự bị đại học… được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

Bộ GD-ĐT đề nghị các trường chủ động nghiên cứu, đề xuất với bộ về việc sửa đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo từng nhóm ngành đào tạo. Xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ trong đào tạo để đề xuất với bộ thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

 

                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục