Người dân hy vọng hình ảnh này (xếp hàng suốt đêm mua đơn cho con vào mẫu giáo) sẽ không còn diễn ra - Ảnh: Ngọc Thắng
Những vấn đề “nóng” nhất của lĩnh vực GD-ĐT trong năm 2011 được dư luận đặc biệt quan tâm hy vọng năm mới sẽ có sự đột phá.
Đủ trường lớp cho trẻ
Mùa tuyển sinh đầu cấp năm 2011, không biết lần thứ bao nhiêu, phụ huynh thủ đô Hà Nội có con trong độ tuổi mầm non phải xếp hàng trắng đêm mong mua được một tờ đơn xin học vào trường mầm non công lập. Lời hứa phụ huynh sẽ không phải xếp hàng như trên để tìm chỗ học cho con nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện. Theo thống kê, cả nước vẫn thiếu 26.886 phòng học (tính theo quy định số lượng trẻ em/lớp của Điều lệ trường mầm non), việc thiếu trường diễn ra trầm trọng nhất ở Hà Nội và TP.HCM.
Chi thường xuyên cho giáo dục hơn 4,8 nghìn tỉ đồng Bộ GD-ĐT cho biết năm 2012, dự toán chi thường xuyên là hơn 4.832 tỉ đồng, tăng 15,1% so với năm 2011; chi đầu tư phát triển khoảng 930 tỉ đồng, tăng 3,5%. Trong năm 2011, chi thường xuyên cho GD-ĐT đạt hơn 3.063 tỉ đồng. Trong đó, đào tạo sau ĐH chiếm 98,4 tỉ đồng; đào tạo ĐH, CĐ 1.559,5 tỉ đồng; đào tạo TCCN, dạy nghề 32,8 tỉ đồng; giáo dục phổ thông chuyên, năng khiếu 32 tỉ đồng; đào tạo lại cán bộ, công chức 6,1 tỉ đồng... |
Giáo viên sống được bằng lương
Năm qua, ngay trong ngày khai trường, hàng loạt giáo viên mầm non xã Mậu Lâm, H.Như Thanh, Thanh Hóa đồng loạt nghỉ dạy vì chế độ phụ cấp quá thấp, không thể giúp họ trang trải những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Điều này khiến dư luận một lần nữa trăn trở về đồng lương và chế độ phụ cấp đối với giáo viên.
Theo nhiều nhà quản lý ngành giáo dục, lương không đủ sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Cảnh tượng trẻ em vừa chân ướt chân ráo vào lớp 1, học cả ngày ở trường mà buổi tối, ngày nghỉ vẫn phải cắp cặp đến nhà cô học thêm không còn hiếm.
Chấm dứt dạy thêm và loạn thu sai quy định
Theo Bộ GD-ĐT, trong năm này, sẽ tiến hành các giải pháp mạnh để hạn chế, đi đến chấm dứt việc dạy thêm sai quy định. Nếu học sinh và phụ huynh muốn học thêm, giáo viên muốn dạy thêm phải đăng ký với nhà trường. Trường đứng ra tổ chức, phân công giáo viên và trực tiếp tổ chức thu chi tài chính, giáo viên không được tham gia vào việc thu nhận học sinh và tiền của học sinh.
Mặc dù Bộ hứa hẹn sẽ chấm dứt tình trạng loạn thu các khoản phí ngoài quy định trước khi bước vào năm học mới, tuy nhiên năm vừa qua cho thấy, tình trạng lạm thu vẫn diễn ra tràn lan từ nông thôn đến thành thị với mức thu cao hơn các năm trước. Tuy vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, trong đó có quy định rõ rất nhiều khoản không được phép thu, khiến mọi người hy vọng đây là giải pháp hiệu quả chấm dứt tình trạng lạm thu trong năm mới.
Mừng, lo cởi trói thi cử và đảm bảo chất lượng
Năm vừa qua, việc UBND tỉnh Nam Định và Đà Nẵng nói “không” với cử nhân tốt nghiệp trường ĐH ngoài công lập và hệ tại chức; hàng loạt trường dân lập tung ra đủ các chiêu trò khuyến mãi, ưu đãi... mà vẫn không tuyển sinh đủ chỉ tiêu được giao; nhiều ngành học đứng trước nguy cơ phải đóng cửa... tiếp tục khiến dư luận đặt ra vấn đề chất lượng đào tạo bậc ĐH.
Trả lời hàng loạt chất vấn của đại biểu Quốc hội về chất lượng giáo dục ĐH yếu kém, tỷ lệ nghịch với số trường ĐH được thành lập, nâng cấp trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng: “Nếu theo quy hoạch phát triển cho trường ĐH thì số lượng trường chúng ta là chưa đủ nhưng chúng ta thừa các trường chất lượng không cao”.
Dự án luật Giáo dục ĐH được đưa ra trình và thảo luận tại Quốc hội đặt ra yêu cầu: Bộ phải thể hiện quyết liệt trong việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2012, Bộ quyết định giao ĐH quốc gia, ĐH vùng, các trường ĐH trọng điểm và trường năng khiếu có thể tuyển sinh theo phương án riêng. Tuy nhiên, các trường lại đón nhận thông tin này với tâm thế rất dè dặt. Sự chần chừ của các trường chủ yếu xoay quanh mối lo quyền lợi của thí sinh được bảo đảm thế nào và cả quyền lợi của nhà trường được bảo toàn đến đâu.
Trong khi đó, sau khi các địa phương công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011, dư luận đã đồng loạt lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ, thậm chí là bất bình về những kết quả “đẹp như mơ”. Những người tâm huyết với sự nghiệp GD-ĐT đã phải thốt lên: cuộc vận động “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) đã sụp đổ. Bộ GD-ĐT không đồng ý với nhận định này, trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội, người đứng đầu ngành GD-ĐT vẫn một mực khẳng định: kết quả đó là phù hợp!
Theo Báo Thanhnien
Học sinh chuyên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế được ưu tiên xét tuyển vào đại học hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và nước ngoài.
Trong đơn khiếu nại gửi đến báo Tuổi Trẻ và các cơ quan chức năng, tập thể phụ huynh khối lớp 1 Trường tiểu học Vĩnh Phước 2, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết ngoài những khoản như tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hội phụ huynh học sinh, tiền bảng tên, tiền phục vụ..., năm học này phụ huynh học sinh còn phải đóng thêm 250.000 đồng để mua tivi LCD và đầu máy.
(HBĐT) - Ngày 29/12, UBKT huyện Kim Bôi đã phối hợp với trung tâm BDCT huyện tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát năm 2011. Tham dự lớp có gần 220 cán bộ, đảng viên là các phó chủ nhiệm chuyên trách UBKT xã, thị trấn và các bí thư chi bộ, ủy viên UBKT cấp cơ sở thuộc tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Hà Thị Phương Hoa là giáo viên trường mầm non Yên Mông, chi xóm Mỵ, xã Yên Mông (TPHB). Vào nghề được hơn hai năm, thời gian tuy ngắn nhưng chừng đó đủ để Hoa thấm thía những mặn đắng của nghề nuôi dạy trẻ - cái nghề mà khi ở ngoài nhìn vào, người ta thấy nó giản đơn và trong vắt như tâm hồn của một em bé lên ba nhưng thực chất nó đã khiến người trong cuộc như Hoa không ít lần bật khóc.
15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam; phụ cấp thâm niên cho hơn 1 triệu nhà giáo từ 1/9/2011; Bộ GD-ĐT bác kiến nghị bỏ điểm sàn tuyển sinh ĐH...nằm trong số những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2011 theo bình chọn của Dân trí.
Theo báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam được xếp hạng 128/187 quốc gia.