Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.

Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.

(HBĐT) - Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, các nhà trường nói riêng. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. 30 năm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11, tỉnh ta vinh dự có 8 nhà giáo được tôn vinh nhà giáo ưu tú. Họ chính là những thầy, cô giáo luôn tận tâm với nghề, đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người của địa phương.

 

Cô giáo Quản Mai Thanh sinh ra và lớn lên tại thị xã Sơn Tây, năm 1979 khi tốt nghiệp trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, cô Thanh về nhận công tác tại phòng GD – ĐT huyện Đà Bắc, khi đó cô mới tròn 20 tuổi. Sinh ra ở thành thị, chưa từng biết đến cuộc sống ở chốn “rừng thiêng, nước độc”  nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cô đã đi khắp các thôn xóm để gây dựng phong trào mẫu giáo của huyện. “ được đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cuộc sống của bà con dân tộc, những thiệt thòi mà những cháu nhỏ nơi đây phải gánh chịu, tôi thấy mình cũng có một phần trách nhiệm ở đó. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch chỉ đạo ngành học và dành một nửa số thời gian trong tháng trực tiếp xuống cơ sở củng cố, xây dựng phong trào. Nhiều lớp mẫu giáo được gây dựng lại, các cháu nhỏ được ra lớp học, tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn xong chí ít các cháu cũng được đến trường như mọi đứa trẻ ở vùng quê khác. Đó là niềm vui lớn nhất đối với tôi”, cô Thanh tâm sự.

 

Tháng 8/1989, Trường mầm non đầu tiên của huyện Đà Bắc được thành lập, cô Thanh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng với bộn bề những khó khăn không chỉ về cơ sở vật chất mà còn bởi những suy nghĩ lạc hậu của các bậc phụ huynh. Chính cô đã động viên mình và động viên các cô giáo ở trường vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ 2 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ ghép ban đầu khi mới thành lập, đến nay nhà trường đã có 6 nhóm trẻ, 9 lớp mẫu giáo với hơn 400 cháu.

 

Có lẽ cũng cùng lứa, cùng thời với cô Thanh, cô giáo Nguyễn Tú Oanh – giáo viên môn toán trường PTDT nội trú tỉnh cũng đã trải qua bao khó khăn vất vả của nghề giáo. Tốt nghiệp ĐH năm 1986, ra trường công tác tại trường THPT Kỹ Thuật (nay là trường Ngô Quyền), đến năm 1992, cô Oanh chuyển về làm giáo viên dạy toán tại trường PTDT nội trú tỉnh. 20 năm gắn bó với trường cũng là từng ấy năm cô nhận trách nhiệm lãnh đội đi thi học sinh giỏi toán các cấp. Với cô Oanh, toán học là một môn học thú vị nhưng cũng rất khó, với người dạy toán thì còn khó khăn vất vả hơn rất nhiều bởi không chỉ dạy làm sao để các em hiểu mà còn phải để các em yêu thích, hứng thú với môn toán. Để “truyền lửa” cho những học trò của mình, cô Oanh đã phải tự học, tự cập nhật rất nhiều kiến thức. Nắm chắc được kiến thức rồi, cô truyền dạy cho học trò một cách tỉ mỉ, với những trò khá, cô tìm nhiều bài toán khó, hay để kích thích trí thông minh, lòng hăng say của các em. Đối với học sinh yếu hơn, cô chọn phương pháp giảng kỹ và “lắng nghe” phản hồi từ các em học sinh. Từ sự tận tình của cô, tình yêu lòng hăng say với toán học đã được truyền lại bao thế hệ học trò nơi đây và đã thực sự làm nên những thành tích đáng tự hào của nhà trường. Đến nay nhà trường đã có 46 giải, trong đó có 4 giải nhất, 7 giải nhì còn lại giải ba và khuyến khích. Cô Oanh liên tục được công nhận giáo viên giảy giỏi cấp tỉnh, 15 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Ngoài ra, cô Oanh còn liên tục nhận được giấy khen, bằng khen của công đoàn các cấp công nhận phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

 

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1 nhà giáo nhân dân và 34 nhà giáo ưu tú. Và mỗi nhà giáo ấy đều thực sự là những tấm gương tự học và sáng tạo luôn là gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo như Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Bạch Đằng – Nguyên giám đốc sở GD – ĐT, thầy Nguyễn Thái Tường, nguyên hiệu trưởng trường Phổ thông Lao động Lạc Sơn, thầy Bùi Văn Đựng – nguyên hiệu trưởng trường PTCS Ngổ Luông (Tân Lạc) luôn hết mình với vùng đặc biệt khó khăn hay cô giáo Nguyễn Thị Thùy ( TH Hữu Nghị - TP, Hòa Bình), cô giáo Lê Thị Dự (TH Sông Đà – TP. Hòa Bình)  luôn nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Và còn rất nhiều các thầy cô giáo khác dù ở những ngôi trường khác nhau, chức vụ khác nhau nhưng có lẽ có một điểm chung của những thầy cô ấy là đều đã làm việc và cống hiến trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn luôn giữ vững tài đức của mình, trở thành tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò, tiếp tục góp sức trong xây dựng chính sách chung để phát triển giáo dục, góp phần đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

                                                                                 

 

                                                                                   P.L

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục