Em Bùi Thị Phương (THCS Bắc Sơn - Tân Lạc), tấm gương vượt khó trong học tập, rèn luyện; em đã được ngành GD&ĐT tặng giấy khen.

Em Bùi Thị Phương (THCS Bắc Sơn - Tân Lạc), tấm gương vượt khó trong học tập, rèn luyện; em đã được ngành GD&ĐT tặng giấy khen.

(HBĐT) - Về trường THCS Kim Truy (Kim Bôi), được biết câu chuyện về em Quách Thị Giao (lớp 9A) - một học sinh biết vượt lên bệnh tật, khát khao đồng hành cùng “con chữ”. Năm 2012, dù phải phẫu thuật chân, mỗi khi hồi phục đôi chút, em vẫn không rời sách vở, trường, lớp. Năm học 2012-2013, dù phải đi lại bằng nạng gỗ, em Giao vẫn đủ khả năng tham gia kỳ thi và được công nhận là học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp huyện. Tấm gương của em đang được toàn ngành GD&ĐT huyện ghi nhận và biểu dương.

    

Thầy Lê Văn Sỏi, Hiệu trưởng trường THCS Kim Truy cho biết thêm: gia cảnh em Giao thuộc diện hộ nghèo của xã nhưng bố mẹ cũng hiểu và tạo điều kiện cho các con học tập. Ở trường, em Giao là một học sinh ngoan, nhiều năm đạt tiên tiến. Chia sẻ với những khó khăn của em và gia đình, nhà trường và hội khuyến học xã đã phát động, quyên góp ủng hộ kinh phí cho em chữa bệnh; nhiều thầy cô đã đến tận nhà để dạy, bồi dưỡng cho em. Cảm kích trước tấm lòng đó, em Giao càng thấy mình cần cố gắng hơn. Không chỉ em Giao, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh ta cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể vào các phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, hoạt động đội thiếu niên. Mỗi hoàn cảnh, cảnh ngộ đều chứng tỏ được một nghị lực vượt khó, vươn lên đáng ghi nhận. Bố của Bùi Thị Phương (lớp 9, THCS Bắc Sơn-Tân Lạc) đã qua đời khi em còn quá nhỏ. 3 mẹ con dựa vào nhau để chèo chống qua những thử thách của cuộc đời. Cả nhà chỉ trông chờ vào những mùa ngô, khoai chính vụ; mong có những bộ quần áo đẹp để đến trường cũng không phải dễ dàng. Thế nhưng, được sự động viên của thầy cô, bạn bè và người thân, 4 năm qua, ngày ngày, em vẫn vượt trên 10 km để đến trường học tập, bất kể mưa, gió rét, sương mù vùng cao. Không chỉ vậy, em còn thể hiện được năng lực học tập của mình khiến bạn bè nể phục. Là một lớp phó học tập, em đã cùng các bạn chăm lo học hành; tích cực tham gia các hoạt động đội, 4 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm học 2012-2013, em có một kỷ niệm đẹp khi được 2 lần tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và đều đoạt giải cấp huyện tại kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay và môn thi tiếng Anh. Con đường phía trước đang chờ ở em có thêm những nghị lực mới: phải tiếp tục học hành để nên người. Mới là học sinh lớp 6 mà em Hà Ngọc Châu (THCS Noong Luông, Mai Châu) đã như một chủ nhà chững chạc khi phải quán xuyến tất việc nhà, việc học của mình sao cho có kế hoạch, hiệu quả. Bố có phương trời hạnh phúc khác, mẹ phải đi làm ăn xa để lại em và bà ngoại đã 60 tuổi tự lo cuộc sống thường ngày của mình. Thương bà, thương mẹ vất vả nên Châu đã sớm biết lo cho mình về sinh hoạt thường ngày từ việc đi học đến bữa ăn hàng ngày. Dẫu vậy, ở em có một ý chí lớn vươn lên trong học tập. Học ở lớp, ở nhà thế nào đều được em xây dựng kế hoạch và không bao giờ để ảnh hưởng đến việc nhà. Vấn đề gì không hiểu, em đều hỏi thêm thầy, cô, bạn bè. Như một con ong nhỏ chăm chỉ, cần mẫn, em đã từng bước thể hiện được năng lực của mình. 5 năm học ở tiểu học, em là một học sinh giỏi toàn diện; năm lớp 5 đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện môn tiếng Việt. Năm học 2012-2013, em tiếp tục đoạt giải môn ngữ văn cấp huyện và là một liên đội trưởng gương mẫu. Ở Mai Châu và các huyện như Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Lương Sơn, Kỳ Sơn còn có nhiều điển hình hay, nhiều việc làm tốt như em Đinh Thị Thương (PTDT NT huyện Mai Châu), Lường Thị Quyên (tiểu học Tân Dân B), Hà Mai Anh, (lớp 7, Trường THCS Phúc Sạn), Đinh Thị Thúy Huệ,  lớp 6 Trường THCS Tân Mai ở huyện Mai Châu hay như em Bùi Thị Hà (trường PTDTNT huyện Yên Thuỷ)... Với em Bùi Thị Hạnh (lớp 9, trường PTDTNT huyện Cao Phong) đã có lúc định bỏ học khi thấy bà đã 80 tuổi của mình còn vất vả, trong khi mẹ đi làm ăn xa, bố bỏ đi biệt tăm tích từ lâu. Nhưng tình yêu, sự quan tâm chăm lo của thầy, cô cùng khát vọng học hành đã “níu” em lại với trường, lớp. Em đã đi qua nhiều sự lựa chọn cùng những khó khăn, thử thách đáng lẽ ở tuổi em chưa phải trải qua. Nhưng cũng vì thế mà em càng cứng cỏi, biết vươn lên trong học tập, trong cuộc sống. Ở tiểu học, em là học sinh giỏi toàn diện, được học bổng “Đèn đom đóm”. Xa nhà đến trường nội trú huyện, em cũng phấn đấu trở thành học sinh khá, giỏi. Năm học 2012-2013, em là học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện môn ngữ văn. Giờ gia đình em đã có căn nhà tình thương và cuộc sống đã bớt đi những khó khăn. Điều đó cũng làm em yên tâm hơn cho chặng đường phấn đấu phía trước.

  

Mỗi em, một hoàn cảnh đều nêu lên một bài học quý: dù có nhiều khó khăn, thách thức cũng đều phải biết vượt qua. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, không những các em không dựa dẫm vào cha mẹ mà chính các em lại là điểm tựa của những người mẹ, bà trong cuộc đời. Vì các em là những bông hoa biết toả hương, làm dịu đi những bất hạnh của cha mẹ bằng chính kết quả học tập, rèn luyện.

                                                                                      

 

 

                                                                                  Bùi Huy

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục