Em Đinh Thị Anh Xuân.

Em Đinh Thị Anh Xuân.

(HBĐT) - Sau nhiều năm thi “thăng hạng” chung bảng học sinh giỏi quốc gia, Hoà Bình luôn đứng ở tốp các tỉnh, thành có thành tích tốt. Kỳ thi năm 2013, tỉnh ta đã đoạt 46 giải, trong đó, 45/46 em đoạt giải là học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Trong số này, nhiều em được đánh giá, ghi nhận bởi những thành tích xuất sắc.

 

Đinh Thị Anh Xuân... nhớ mãi kỳ dự tuyển quốc tế

 

Trở về trường sau kỳ thi dự tuyển thành viên thi Ô-lim-píc vật lý quốc tế đầy cam go và căng thẳng, em vẫn thấy lòng tràn ngập niềm vui và có đôi chút hãnh diện. Dù kết quả như thế nào đi chăng nữa đó cũng là một kỷ niệm ngọt ngào của thời học sinh. “ Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia trong tốp 40 phải trải qua 2 bài thi lý thuyết (4h/bài) cùng bài thi thực hành (3h/bài). Số học sinh nữ chỉ có 4-5 bạn. Lường được những khó khăn, thách thức lớn nên cô học trò lớp 12 chuyên lý với hành trang giải nhì quốc gia tự nhủ phải dồn hết tâm sức để làm bài. Khó có thể trở thành 6-7 thành viên dự thi quốc tế nhưng đó là một trải nghiệm đáng nhớ của em. Gương mặt ánh lên vẻ tự tin, quyết đoán, Anh Xuân đang tiếp tục có các bước chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Đằng sau dáng vẻ bé nhỏ đó, mấy ai biết em cũng có một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cha mất khi em đang học tiểu học, mẹ là giáo viên nên phải tự lực, tự cường khá sớm ngay từ khi học ở trường huyện ở Lạc Sơn, em đã bộc lộ những nghị lực và khả năng ở các môn học tự nhiên. Được sự ủng hộ của gia đình và cô giáo chủ nhiệm, em đã đăng ký dự thi vào chuyên lý. 2 năm học trước, em đã có cả thành công (huy chương vàng Ô-lim-píc Hùng Vương) và cả thất bại (không đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012). Chính điều đó là động lực để em vươn lên giải nhì quốc gia năm 2013 (với 26,50 điểm). Gần 3 năm học ở thành phố, em phải chắt chiu, dè sẻn tiền bạc để ở trọ, sống và học tập, rèn luyện. Em luôn cố gắng để không phụ lòng những bàn tay nhân ái của cuộc đời đã dành cho mình...

 

 

Nguyễn Thị Lệ Thanh - lớp 11 đã thành công

 

                   

 

Năm 2013 được coi là năm thành công ngoài sức tưởng tượng của cô nữ sinh có mái tóc dài này. Em là chủ nhân của 1 trong 2 tấm huy chương vàng của trường tại kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, giải nhì cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay khu vực miền Bắc với số điểm 27,75. Đặc biệt là tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2012-2013, dù đang là học sinh lớp 11, Lệ Thanh đã đoạt giải ba môn sinh học (25,10 điểm). Nhắc đến những thành tích đã giành được thì ít, em nói nhiều về những người thầy, người bạn đã sát cánh cùng em trong những năm tháng ở “trường Hoàng”. Ở lứa tuổi hoa niên với bao bỡ ngỡ trước cuộc sống sôi động, hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình, em đã biết điều chỉnh tâm trạng, hành vi để có thể vững vàng “đi qua” từng khó khăn một trong cuộc đời. Những lời sẻ chia, động viên của thầy chủ nhiệm Lê Đức Thọ, sự chỉ dẫn tận tình của thầy dạy môn chuyên Kiều Vũ Mạnh đã giúp em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện. Có được động lực từ nhiều phía, em say mê học tập và dành cho môn sinh học một tình yêu lớn. Học ở lớp đã đành, mỗi đêm về trong căn nhà của mẹ ở xã Dân Chủ (thành phố Hoà Bình), em miệt mài với thế giới sinh học: nghiên cứu sách vở, tài liệu, vào trang thành viên sinh học, diễn đàn sinh học. Thời đang học ở THCS Võ Thị Sáu (thành phố Hoà Bình), em đã bao lần có giấc mơ được trở thành học sinh “trường Hoàng”. Nay không chỉ đạt được ước mơ đó, em còn là người đang góp sức tô điểm cho nhưng trang vàng truyền thống nhà trường. Em còn năm lớp 12 với nhiều thử thách đang ở phía trước...

 

 

Đặng Hữu Hiếu chàng trai chuyên toán có chí

 

                   

 

Bố mẹ làm nghề nông (ở Tân Mỹ-Lạc Sơn), điều kiện học tập không mấy hơn bạn bè, thế mà chàng trai Đặng Hữu Hiếu (lớp 12 chuyên toán) luôn khiến mọi người ngạc nhiên và khâm phục. Năm lớp 12, em đã đoạt giải ba môn toán tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013 với 20,50 điểm; giải nhất duy nhất cho tỉnh tại cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay khu vực miền Bắc (27,5 điểm).  Nếu biết rằng, từ khi thi chung bảng toàn quốc, thí sinh Hoà Bình thường ít có cơ hội đoạt giải môn toán quốc gia thì với giải ba này, cũng là một kết quả đáng trân trọng, bởi có được như hôm nay, Hiếu đã có một chặng đường gắn bó với toán khá dài với nhiều công sức. Ngoài sự chăm chỉ, em còn là người say mê môn toán và luôn nắm bắt lấy các thời cơ để được học hỏi, nghiên cứu. Có người bác là giáo viên dạy toán, em đến với môn này bằng sự nghiêm túc của một học sinh trường huyện không có nhiều điều kiện trong học tập. Vì lẽ đó, năm lớp 5 và năm lớp 9, em đều đoạt giải nhất, nhì môn toán cấp tỉnh trong sự hân hoan, tự hào của thầy, cô và nhà trường. Lên THPT, được học ở ngôi trường có bề dày thành tích, Hiếu đã biết tận dụng thời gian, sách vở, sự chỉ dẫn của thầy cô để tiến cùng bạn bè. Học ở thầy cô giáo, bạn bè, em còn dành nhiều thời gian cho đọc, nghiên cứu các tạp chí toán, sách, báo viết về toán, các tấm gương giỏi toán trong nước và quốc tế. Niềm đam mê, chăm chỉ đó đã được đến đáp. 3 năm liền em đều là học sinh giỏi. Hiện nay, em đang dốc sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tự tin trước kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Em dự định trở thành một bác sĩ quân y.

 

 

Vũ Thu Hà phấn đấu từ nỗi vất vả của mẹ

   

                        

 

Cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó hiệu trưởng nhà trường, người từng “theo” đội tuyển ngữ văn quốc gia nhiều năm nhận xét: Hà là một mẫu học sinh khá đa năng, thông minh, có tố chất, đặc biệt là đã biết vượt lên hoàn cảnh để học tập tốt. Kỷ niệm về cô học trò còn có nét mộc mạc, chân chất thôn nữ này là trong một giờ học, em đọc một lòng 9 bài thơ chữ Hán rồi còn giải nghĩa các điển cố. Khi chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn vẫn được các thầy, cô giáo ở đội tuyển lịch sử, địa lý mời mọc vào đội hình chính. Tuy vậy em vẫn quyết ở lại đội tuyển văn và đã giành giải ba tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Nhắc lại chuyện xưa, em vẫn không quên nỗi vất vả của mẹ với những nét già nua trước tuổi của người đàn bà một nách nuôi 4 con ăn học ở thôn Đất Đỏ (xã Liên Sơn, Lương Sơn). Bố mất khi em đang học lớp 7 nên chẳng có nhiều những ước mơ, dự định viển vông. Nguyên chuyện có mặt để thi vào chuyên văn “trường Hoàng” là cả một câu chuyện dài. Khi lên thành phố học rồi, ăn, ở thế nào cũng là cả vấn đề nan giải. May thay, cùng sự quan tâm, giúp đỡ của thầy, cô giáo và bạn bè, ngôi nhà người bác ruột ở xã Sủ Ngòi, thành phố Hoà Bình (dẫu đang gặp khó khăn) đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của em suốt 3 năm học qua. Có ý thức học hành, rèn luyện, em đã tiến bộ từng ngày và đã trở thành điểm sáng trong đội tuyển ngữ văn. Cô Yến còn cho rằng: cùng với thành tích trong học tập, Hà còn tạo được ảnh hưởng tốt tới bạn bè còn bởi một hình mẫu của một học sinh ngoan, cầu thị, biết vượt khó. Giờ bạn bè cùng lớp vẫn nhắc mãi lần Hà đoạt giải nhì cuộc thi bí thư chi đoàn giỏi cấp trường...Em luôn biết vươn lên, cố gắng ở trong từng tình huống, hoàn cảnh. Em đang nỗ lực cho dự đinh trở thành sinh viên trường Đại học luật Hà Nội...

                                                                                            

 

                                                                     Bùi Huy

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác tháng 5.
26 giáo viên được BTC trao giấy chứng nhận đạt danh hiệu giáo viên daỵ giỏi môn GD QP-AN cấp THPT năm 2013.
Không có hình ảnh
5 học sinh chia sẻ niềm vui sau thành công kỳ thi Ô-lim-píc toán học Hà Nội mở rộng năm 2013.

Thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú Thái Thịnh

(HBĐT) - Ngày 7/5, tại xã Thái Thịnh, Ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú Thái Thịnh. Theo quyết định số 1381/QĐ-UBND của UBND thành phố, trường được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường tiểu học và THCS Thái Thịnh, trực thuộc phòng GD&ĐT thành phố.

Tân Lạc từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 24 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2013, thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn”, cùng với việc nhìn nhận những thuận lợi, Ban chỉ đạo của huyện, ngành GD&ĐT Tân Lạc đã khảo sát, đánh giá thực trạng những khó khăn. Từ đó đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn các xã tham gia, triển khai thực hiện là: Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông, Gia Mô, Phú Cường, Ngòi Hoa, Phú Vinh, Lũng Vân, Quyết Chiến, Trung Hoà, Lỗ Sơn và Do Nhân.

50 lao động thuộc đối tượng hộ nghèo được đào tạo nghề

(HBĐT) - Vừa qua, thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, TT Dạy Nghề huyện Mai Châu đã tổ chức khai giảng lớp dạy nghề chăn nuôi lợn sinh sản cho 50 học viên là đối tượng hộ nghèo, hộ trong khu vực khó khăn tại xã Mai Hạ, Chiềng Châu. Đây là lớp học dựa trên nhu cầu của người lao động trên địa bàn xã. Nội dung của chương trình học là kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho lợn nái sinh sản. Thời gian học 15 ngày bao gồm 24 tiết lý thuyết và 77 tiết lý thực hành.

Lương Sơn: Công tác PCGD được triển khai đồng bộ

(HBĐT) - Để công tác PCGD luôn được đặt đúng tầm, gắn với các bước tiến của sự nghiệp GD huyện, năm 2012, Lương Sơn đã tập trung và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như tăng cường công tác chỉ đạo; xác định tuyên truyền luôn phải đi trước một bước; nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường; tạo được các nguồn lực trong cộng đồng xã hội; công tác điều tra, lập hồ sơ PCGD bảo đảm độ chính xác, khớp nối với thực tế.

Tân Lạc: 312 học sinh giỏi cấp huyện và 53 giải học sinh giỏi cấp tỉnh

(HBĐT) - Năm học 2012-2013, nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt”, ngành GD&ĐT huyện Tân Lạc đã tổ chức nhiều cuộc thi, hội thi dành cho các em học sinh. Đối với học sinh lớp 9, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hoá, đã có 234 em đoạt giải hoặc được công nhận danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện.

Nâng cao nhận thức về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, huyện Yên Thủy đã khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phù hợp với từng địa bàn. Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956 huyện Yên Thủy đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và giao chỉ tiêu giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm cho các xã, thị trấn; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục