Ngoài việc tư vấn tuyển dụng, tại sản giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2013, nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động tại công ty để tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Ngoài việc tư vấn tuyển dụng, tại sản giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2013, nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động tại công ty để tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

(HBĐT) - Theo báo cáo của phòng LĐ –TBXH huyện Lạc Sơn, đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động trong huyện là 21.000 người, tuy nhiên căn cứ vào nguồn kinh phí, huyện xây dựng kế hoạch bình quân mỗi năm huyện đào tạo 1.000 lao động. Trong năm 2013, huyện đào tạo nghề cho 300 lao động từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Hiện nay, huyện đã khai giảng được 5 lớp, trong đó có 1 lớp chăn nuôi gà ở xã Thượng Cốc, 1 lớp chăn nuôi lợn ở xã Tân Lập, 1 lớp BVTV tại xã Xuất Hoá, 1 lớp may công nghiệp ở xã Văn Sơn và 1 lớp hàn tại xã Phúc Tuy. Trong những tháng tiếp theo huyện tiếp tục tuyển sinh đào tạo 5 lớp nghề, trong đó có 4 lớp thuộc nhóm nghề nông nghiệp và 1 lớp thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp.

 

Đồng chí Bùi Văn  Quang, Giám đốc trung tâm Dạy nghề huyện Lạc Sơn cho biết: Qua quá trình đánh giá thực tế cho thấy, công tác đào tạo nghề hiện nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với nhóm nghề phi nông nghiệp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh ngừng sản xuất hoặc không tuyển dụng lao động nên người lao động đào tạo các nghề về cơ khí hầu như không tìm được việc làm hoặc có việc làm cũng rất bấp bênh. Chính vì vậy, đối với nhóm nghề này, huyện chủ yếu tiến hành đào tạo theo địa chỉ nhu cầu của nhà tuyển dụng.

 

Để thực hiện được điều đó, huyện tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động tiếp xúc với các doanh nghiệp, tổ chức liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để họ trực tiếp giảng dạy theo hình thức cầm tay chỉ việc tại xưởng. Sau khi học xong, các học viên được thử tay nghề và tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay, huyện đã liên kết với Công ty Sông Đà 7 liên kết đào tạo 1 lớp hàn  cho 30 học viên, liên kết với Công ty may đào tạo nghề cho 30 lao động nữ trên địa bàn huyện. Chính nhờ hình thức liên kết đào tạo mà hàng năm, sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ học viên có việc làm chiếm 60 – 70%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các lớp liên kết đào tạo như vậy không nhiều, cũng đã có tình trạng liên kết đào tạo, doanh nghiệp đảm bảo đầu ra nhưng người lao động có việc làm được một thời gian ngắn lại rơi vào thất nghiệp. Mặt khác có  nhiều người lao động không có điều kiện để đi làm xa, trong khi đó, nếu đầu tư mở xưởng ở nhà thì không có vốn. Đó cũng là lí do vì sao một số ngành phi nông nghiệp khó tuyển dụng học sinh. Đồng chí Quang nhận định.

 

Đào tạo nghề gắn với việc làm tại chỗ là mục tiêu mà Lạc Sơn hướng đến. Trong năm 2013, huyện tổ chức 6 lớp đào tạo nghề với gần 200 chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm hiện thực hoá mục tiêu đó. Đối với nhóm nghề này không khó tuyển dụng bởi chủ yếu là hình thức đào tạo theo nhu cầu của người lao động và người lao động có khả năng duy trì được nghề đã học. Chị Bùi Thị Tuyết, hội viên hội nông dân xã Tân Lập cho biết: cũng là chăn nuôi lợn nhưng sau khi được học nghề bài bản, nắm vững được kiến thức chăm sóc lợn từ lúc mới đẻ đến khi trưởng thành, cách phòng bệnh cho lợn, tôi thấy việc chăn nuôi hiệu quả và đạt năng suất hơn hẳn. Cũng giống như chị Tuyết, nhiều hộ hội viên nông dân xã Thượng Cốc, sau khi nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi gà qua lớp dạy nghề của trung tâm với hình thức cầm tay chỉ việc, thực hành tại chỗ cũng đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà để cải thiện kinh tế.

 

“Trong điều kiện kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay, nhóm nghề nông nghiệp sẽ góp phần tích cực để người nông dân đặc biệt là hộ nghèo tìm hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình. Song để nhóm nghề này đạt được hiệu quả gắn liền với kế hoạch đào tạo nghề phải là một chương trình tín dụng ưu đãi để người nông dân sau khi học xong, có kiến thức có vốn để đầu tư sản xuất. Thực tế hiện nay, tất cả người lao động học xong đều duy trì được nghề đã học nhưng cái họ cần chính là vốn để họ đầu tư sản xuất với quy mô lớn từ những kiến thức đã học”, đồng chí Quang khẳng định.

 

Song song với chương trình tín dụng ưu đãi để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự hiệu quả và mang tính bền vững, bên cạnh việc khảo sát nhu cầu của người lao động, huyện Lạc Sơn cũng cần có chiến lược quy hoạch phát triển KT- XH lâu dài từ đó làm tiền đề để quy hoạch nghề cho người lao động. Có như vậy, thì thị trường lao động mới thực sự cung gặp cầu và người lao động mới có được việc làm ngay tại quê nhà.

 

 

                                                                          Phương Linh

 

 

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục