Giờ thực hành môn toán của cô giáo Lục Thị Soát (THCS Nà Phòn, Mai Châu), là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có nhiều đóng góp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh. Nhưng khi thực hiện kế hoạch “Năm giáo dục vùng khó khăn”, ngành GD&ĐT Mai Châu đã có những giải pháp phù hợp gỡ khó cho các xã vùng ĐBKK, vùng lòng hồ khá hiệu quả.
Huyện đã thành lập BCĐ “Năm giáo dục vùng khó khăn”, tổ công tác và tạo được sự phối của các ban, ngành đoàn thể làm tốt tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Ban chỉ đạo của huyện, ngành GD&ĐT đã rà soát đồng bộ những địa bàn còn khó khăn nhất của huyện (ở cả những xã gần khu vực huyện) để có các phương án khắc phục như ở xóm Hang Chói (Mai Hịch), bản Dồn (Vạn Mai), xóm Xô (Nà Mèo). Huyện đã tập trung sự quan tâm, đầu tư tới hàng loạt xã, trong đó, xác định 8 xã trọng tâm trong thực hiện là: Hang Kia, Pà Cò, Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân, Pù Bin, Noong Luông và Cun Pheo. Từ đầu năm 2013, huyện đã bám sát kế hoạch “Năm giáo dục giáo dục khó khăn” của Sở GD&ĐT, triển khai tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm cùng các biện pháp, giải pháp thực hiện.... Ngành đã duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt cụm giữa các trường vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Với những khó khăn đặc thù của của huyện, Mai Châu đã tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục. Ngành đã đầu tư mua đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho nhà trẻ tổng số tiền trên 3 tỷ 424 triệu đồng; xây dựng 16 phòng học kiên cố trị giá 7,2 tỷ đồng. Đặc biệt đã có nhiều chương trình, hoạt động hướng tới 2 xã vùng lòng hồ, vùng cao là Tân Dân và Hang Kia. Đây cũng là nơi (vào tháng 7/2012) khi hầu hết các xã trong tỉnh đạt chuẩn PCGD MN cho trẻ 5 tuổi, 2 xã này vẫn là điểm cần tiếp tục được đầu tư nhằm khắc phục về những hạn chế như về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giáo viên. Điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh hết sức khó khăn (đường sông, đường bộ); từ điểm trung tâm đến xóm xa nhất (như Bãi Cải) phải vượt dốc 12-13 km. Ở Hang Kia, yên tâm về chất lượng của đội ngũ giáo viên vùng thấp lên tăng cường vùng cao nhưng đối với số giáo viên người Mông sở tại là cả một nỗi lo lớn về trình độ chuyên môn. Trên cơ sở tìm thấy được những điểm yếu của các trường MN, tiểu học, THCS tại các xã này (2 xã hiện có trên 1.200 em với 137 cán bộ, giáo viên), phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch, cách thức triển khai nhằm từng bước tạo điều kiện cho các xã dân vượt qua được những khó khăn. Trong đó, ngành đã tăng cường cử cán bộ, chuyên viên nòng cốt có trách nhiệm, vững chuyên môn, nhiều lần tới các điểm trường trực tiếp thăm lớp, dự giờ, cùng rút kinh nghiệm với giáo viên sở tại như phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh người Mông ở Hang Kia, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh có học lực dưới trung bình... Do có các biện pháp đúng đắn cùng sự chỉ đạo sâu sát, tháng 4/2013, cả 2 xã Tân dân và Hang Kia đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục của 2 điểm này đã có nhiều chuyển biến nhất định. Việc huy động trẻ đến trường ở Hang Kia và Tân Dân đã thuận lợi hơn trước khá nhiều. Điều kiện học tập của các trường ở Tân Dân đã được cải thiện (trường THCS hiện đã có 5 phòng học kiên cố; các điểm trường của 2 trường tiểu học đã được cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân quan tâm đáng kể). Đến năm học 2012-2013, xã Hang Kia đã có 14 giáo viên mầm non, tiểu học và THCS có trình độ trên chuẩn; ở bậc tiểu học đã có 1 học sinh giỏi cấp huyện và 4 giáo viên tiểu học là giáo viên dạy giỏi cấp huyện với các cô Hà Thị Lới, Hà Thị Hiền, Nguyễn Thị Huệ và thầy Hà Văn Thành. Cơ sở vật chất của các trường đã được tăng cường đầu tư trường mầm non và PTCS có 32/39 phòng kiên cố và bán kiên cố. Sự nghiệp GD&ĐT các xã này đã, đang có nhiều bước chuyển đáng mừng./.
Bùi Huy
(HBĐT) - Sáng ngày 1/7, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm (DN-VL) – Bộ CHQS tỉnh tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo tin học văn phòng khóa K12 cho bộ đội xuất ngũ và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dự lễ khai giảng có đại diện lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, UBND và Ban CHQS thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 1.150 lao động, trong đó tuyển lao động cho các doanh nghiệp 1.074 người; xuất khẩu lao động 11 người.
(HBĐT) - Vừa qua, tại cơ quan Tỉnh đoàn đã diễn ra Lễ ký kết quy chế phối hợp đào bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở giữa Tỉnh đoàn và Trường chính trị tỉnh.
(HBĐT) - Trong 2 ngày, 27-28/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh năm 2013. Tham gia có 28 Chỉ huy Đội giỏi đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trung tâm dạy nghề huyện Đà Bắc vừa tổ chức khai giảng lớp dạy nghề chăn nuôi lợn tại xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự lớp học có 30 học viên là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Lớp học diễn ra trong 60 ngày gồm 2 nội dung: lý thuyết về chăm sóc lợn thịt, lợn nái và cách phòng bệnh.
(HBĐT) - Theo báo cáo của phòng LĐ –TBXH huyện Lạc Sơn, đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động trong huyện là 21.000 người, tuy nhiên căn cứ vào nguồn kinh phí, huyện xây dựng kế hoạch bình quân mỗi năm huyện đào tạo 1.000 lao động. Trong năm 2013, huyện đào tạo nghề cho 300 lao động từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.