Cán bộ, giáo viên trường THCS Bảo Hiệu áp dụng công nghệ thông tin,góp phần  nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy.

Cán bộ, giáo viên trường THCS Bảo Hiệu áp dụng công nghệ thông tin,góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy.

(HBĐT) - Trong những năm qua, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, trường THCS Bảo Hiệu, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tiếp tục duy trì là đơn vị dẫn đầu trong các trường vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy.

 

Đồng chí Phạm Chính Phi, Hiệu trưởng trường THCS Bảo Hiệu cho biết: Năm học 2012-2013 là “Năm giáo dục vùng đặc biệt khó khăn”. Đặt mục tiêu rút dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, nhà trường tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện về cơ sở vật chất cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh. Đến nay, cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư khá khang trang từ khu dạy học, khuôn viên, nhà để xe, khu vệ sinh, thiết bị phục vụ dạy và học cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu.

 

Vào đầu những năm học, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện chủ đề năm học và tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn do ngành GD&ĐT phát động. Để nâng cao chất lượng giáo dục cùng với việc chú trọng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên, nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Phát huy hiệu quả các phòng, ban chức năng, tổ chức tốt phong trào thi đua “dạy tốt- học tốt”. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra chuyên môn, dự giờ, thăm lớp. Khuyến khích thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng, đổi mới hình thực kiểm tra, ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy. Nhà trường cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức miễn phí cho các em học sinh không có điều kiện đi học thêm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Cùng với đó, nhà trường cũng đã duy trì tốt hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ để kiểm tra bài cũ, chữa bài tập, đọc sách, báo giúp học sinh mở mang kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục.

 

Theo đó, kết quả giáo dục các mặt của trường THCS Bảo Hiệu được nâng lên rõ rệt. Năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 47%, tỷ lệ học sinh trung bình đạt 52,3%; học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt 99,2%. Nhà trường đã có 1 em ôn tập và dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 18 học sinh đạt giỏi cấp huyện. Nhà trường đứng thứ 5 trên tổng số 13 trường trong toàn huyện về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Năm học 2012-2013, nhà trường có 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 3 giáo viên giỏi cấp huyện, 8 cán bộ, giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Ngoài ra, trường đã làm tốt công tác phổ cấp giáo dục, huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền, vận động duy trì tốt sỹ số hàng năm. Do đó, tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp, dưới 1%. Xã Bảo Hiệu được công nhận phổ cập THCS đạt tỷ lệ 96%. Nhiều năm qua, công tác phổ cập giáo dục THCS của xã Bảo Hiệu đạt tỷ lệ cao và bền vững, mặt bằng dân trí được nâng cao.

                                                                                       

 

                                                              

                                                                       Hương Lan

 

 

Các tin khác

Công trình măng non lớp 3A 2, trường tiểu học xã Hòa Bình được các em học sinh thường xuyên chăm sóc, bảo vệ tạo môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp.
Không có hình ảnh
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Không có hình ảnh

Tỉnh đoàn - Trường chính trị tỉnh ký kết quy chế phối hợp

(HBĐT) - Vừa qua, tại cơ quan Tỉnh đoàn đã diễn ra Lễ ký kết quy chế phối hợp đào bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở giữa Tỉnh đoàn và Trường chính trị tỉnh.

28 thí sinh tham gia hội thi Chỉ huy đội giỏi cấp tỉnh năm 2013

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 27-28/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh năm 2013. Tham gia có 28 Chỉ huy Đội giỏi đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Đà Bắc: Hơn 400 chỉ tiêu học nghề năm 2013

(HBĐT) - Trung tâm dạy nghề huyện Đà Bắc vừa tổ chức khai giảng lớp dạy nghề chăn nuôi lợn tại xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự lớp học có 30 học viên là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Lớp học diễn ra trong 60 ngày gồm 2 nội dung: lý thuyết về chăm sóc lợn thịt, lợn nái và cách phòng bệnh.

Lạc Sơn: Hướng tới mục tiêu đào tạo nghề gắn với việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Theo báo cáo của phòng LĐ –TBXH huyện Lạc Sơn, đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động trong huyện là 21.000 người, tuy nhiên căn cứ vào nguồn kinh phí, huyện xây dựng kế hoạch bình quân mỗi năm huyện đào tạo 1.000 lao động. Trong năm 2013, huyện đào tạo nghề cho 300 lao động từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm học 2012-2013, những kết quả đáng ghi nhận

(HBĐT) - Năm học 2012-2013, toàn Ngành GD&ĐT tỉnh ta có 730 đơn vị, trường học với 190.000 HSSV, học viên. Năm học này, ngành đã tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010- 2015), chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ chính trị.

Trường THCS Lê Quý Đôn giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn

(HBĐT) - Năm học 2012-2013, trường THCS Lê Quý Đôn (TPHB) có 12 lớp với 475 học sinh. Không chỉ triển khai tốt các CVĐ và phong trào thi đua, trường còn có nhiều giải pháp tích cực thực hiện chủ đề của năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Bên cạnh nâng cao yếu tố người thầy (24/26 giáo viên đứng lớp có trình độ đại học), trường đã tạo được hiệu quả tốt trong mối liên hệ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Hướng mọi quan tâm, chăm lo các em học sinh (HS), nhà trường đã tạo nên một môi trường thân thiện, lành mạnh để các em được học tập, rèn luyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục