Tổ hợp sản xuất chổi chít Thành Lý thị trấn Bo (Kim Bôi) tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo hội viên phụ nữ sau khi học nghề.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 3 năm qua, huyện Kim Boi đã triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng những bước đi cẩn trọng và chắc chắn.
Xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã có sự cân nhắc để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2010-2015, theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ thương mại. Trong đó, huyện đưa ra các chỉ tiêu cụ thể: đào tạo nghề cho 2.898 lao động ở khu vực nông thôn các xã, thị trấn trong huyện. Trong đó, năm 2013 đào tạo nghề cho 1.898 lao động, gồm 1.398 lao động học nghề phi nông nghiệp và 500 lao động học nghề nông nghiệp.
Bắt tay vào thực hiện Đề án, huyện đã tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về việc học nghề. Chỉ đạo các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch tư vấn và vận động người lao động tham gia học nghề. Các ban, ngành, đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT để học sinh có nhận thức đúng đắn về việc học nghề, chủ động lựa chọn học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Hàng năm, BCĐ đề án tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để việc dạy nghề đạt hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra. ông Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH, Phó trưởng BCĐ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện cho biết: Cùng với tuyên truyền, vận động, huyện đặc biệt coi trọng công tác khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Hiểu được nguyện vọng của người dân, BCĐ sẽ có kế hoạch đào tạo theo đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng nghề mà người dân cần để có thể phát huy được hiệu quả công tác đào tạo nghề. Thời gian qua, huyện đã điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đến năm 2020, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động của các DN trên địa bàn. Qua khảo sát tại 28 xã, thị trấn cho thấy, có khoảng 23.395 lao động có nhu cầu được đào tạo nghề. Nhu cầu sử dụng lao động nông thôn của các DN tập trung chủ yếu vào các nghề đào tạo sơ cấp như: hàn điện dân dụng, điện tử, may công nghiệp, sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp. Nhu cầu của lao động nông thôn học nghề để phục vụ tại chỗ tập trung vào nghề may túi siêu thị và làm chổi chít xuất khẩu. Trên cơ sở kết quả khảo sát đó, Phòng LĐ-TB&XH (cơ quan thường trực BCĐ huyện) đứng ra ký hợp đồng với Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bôi mở 11 lớp dạy nghề chổi chít, may túi siêu thị, sửa chữa máy nông nghiệp... tại 8 xã, thị trấn cho 310 lao động. Cùng với việc mở rộng đào tạo nghề, phòng LĐ-TB&XH huyện cũng chủ động liên hệ với các DN tạo việc làm cho lao động.
Không đào tạo nghề một cách ồ ạt nên chất lượng, đào tạo và hiệu suất sử dụng lao động qua đào tạo được nâng cao. Theo khảo sát của phòng LĐ-TB&XH huyện, thời gian qua có trên 90% lao động tham gia đào tạo nghề đã có việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm được rút ra sau 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Kim Bôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể: Trong giai đoạn từ 2013-2015, phấn đấu đào tạo nghề cho 7.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 42,77%. Để thực hiện các chỉ tiêu này, huyện đã đề ra các giải pháp cụ thể như: đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả, những cách làm hay trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân. Tổ chức biểu dương khen thưởng những tổ chức, DN, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tư vấn học nghề và việc làm cho lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức sàn giao dịch việc làm, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là các lớp cuối cấp, bậc THCS và THPT. Liên kết với các DN trong nước nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Những bước đi chắc chắn, cẩn trọng này mang theo niềm hy vọng sẽ nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn của huyện nhà trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Thúy Hằng
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 1.150 lao động, trong đó tuyển lao động cho các doanh nghiệp 1.074 người; xuất khẩu lao động 11 người.
(HBĐT) - Vừa qua, tại cơ quan Tỉnh đoàn đã diễn ra Lễ ký kết quy chế phối hợp đào bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở giữa Tỉnh đoàn và Trường chính trị tỉnh.
(HBĐT) - Trong 2 ngày, 27-28/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh năm 2013. Tham gia có 28 Chỉ huy Đội giỏi đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trung tâm dạy nghề huyện Đà Bắc vừa tổ chức khai giảng lớp dạy nghề chăn nuôi lợn tại xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự lớp học có 30 học viên là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Lớp học diễn ra trong 60 ngày gồm 2 nội dung: lý thuyết về chăm sóc lợn thịt, lợn nái và cách phòng bệnh.
(HBĐT) - Theo báo cáo của phòng LĐ –TBXH huyện Lạc Sơn, đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động trong huyện là 21.000 người, tuy nhiên căn cứ vào nguồn kinh phí, huyện xây dựng kế hoạch bình quân mỗi năm huyện đào tạo 1.000 lao động. Trong năm 2013, huyện đào tạo nghề cho 300 lao động từ nguồn kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Năm học 2012-2013, toàn Ngành GD&ĐT tỉnh ta có 730 đơn vị, trường học với 190.000 HSSV, học viên. Năm học này, ngành đã tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010- 2015), chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ chính trị.