Hàng năm, Huyện Tân Lạc, Hội khuyến học đều tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi; đã động viên, khuyến khích để các em học sinh trên địa bàn huyện vươn lên trong học tập, rèn luyện.
(HBĐT) - Đến nay, Hội Khuyến học huyện Tân Lạc đã có văn phòng làm việc, đội ngũ cán bộ hội cấp huyện được quan tâm, củng cố (chủ tịch, phó chủ tịch hội không kiêm nhiệm). Toàn huyện có 71 hội khuyến học cơ sở (trong đó, có 24 hội khuyến học xã, thị trấn, 47 hội, ban khuyến học cơ quan, doanh nghiệp, LLVT), 262 chi hội khuyến học với 11.234 hội viên. Thời gian qua, Hội đã triển khai, quán triệt sâu rộng các chỉ thị, kết luận của T.Ư và của tỉnh về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Đồng thời, Hội đã làm tốt công tác tham mưu, tư vấn và có sự phối hợp liên kết tốt với các lực lượng xã hội đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Hội đã ký cam kết với Phòng GD&ĐT phối hợp công tác giai đoạn 2013-2017; ký cam kết với 8 ngành, đoàn thể cùng thực hiện kế hoạch nuôi lợn heo nhựa khuyến học (1.000 heo đất tiết kiệm), đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cùng chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT, thúc đẩy TTHTCĐ, nhân rộng các điển hình về phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học và xây dựng quỹ khuyến học...
Với nỗ lực của Hội cùng sự tham gia, hỗ trợ của các ngành, đoàn thể hữu quan, công tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Quỹ khuyến học của các xã, phường, thị trấn có 360 triệu đồng, cùng hàng trăm triệu đồng từ quỹ khuyến học các cơ quan, doanh nghiệp, dòng họ, gia đình. Toàn huyện có 3442 gia đình hiếu học, 54 cộng đồng khuyến học và nhiều dòng họ khuyến học tiêu biểu. Khu dân cư xóm Đóng, xã Phong Phú có nhiều việc làm thiết thực hướng tới cộng đồng, hướng tới học sinh trên địa bàn: đã vận động 100% học sinh đến trường, không để tình trạng học sinh bỏ học xảy ra. Khu dân cư còn thường xuyên làm tốt công tác thi đua-khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân có thành tích (năm học 2012-2013 đã thưởng 5,8 triệu đồng cho các em, ủng hộ trường tiểu học Phong Phú đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 gần 14 triệu đồng và 138 ngày công; vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng quỹ khuyến học (dòng họ Lê Chí ở phố Lồ). Nhiều cộng đồng khác cũng khẳng định được mình như khu 6 (thị trấn Mường Khến), xóm 2, xã Tử Nê, khu phố Lâm Lưu (xã Phú Cường). Nhiều gia đình hiếu học có nhiều đóng góp vào sự nghiệp khuyến học như ông Đinh Công Chẩy (thị trấn Mường khến). Là trưởng ban khuyến học của Hội NCT thị trấn, ông đã vận động 100% số hội viên tham gia phong trào “Nuôi lợn nhựa khuyến học, khuyến tài”. Bản thân ông cùng con cháu dòng họ thực hiện tốt phong trào khuyến học, khuyến tài của khu dân cư. Con cháu trong gia đình đều học hành đỗ đạt và có bước trưởng thành đáng ghi nhận.Gia đình ông Bùi Văn Sòn, Bùi Văn Linh (xã Ngọc Mỹ), gia đình ông Bùi Văn Khuyên, Bùi Văn Bích (xã Lỗ Sơn) đều có việc làm tâm huyết đối với công tác khuyến học. Dòng họ Bùi, xóm Bả, xã Địch Giáo; ông Bùi Văn Hựng, xóm Đừng, xã Gia Mô đã được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Sự quan tâm, chăm lo của các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân nói chung và sự nỗ lực của Hội Khuyến học nói riêng đã có những thúc đẩy để chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của huyện có bước tiến khá. Toàn huyện có 941 học sinh giỏi cấp huyện và 101 học sinh tiểu học, THCS đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; có 3 học sinh giỏi cấp quốc gia. Cũng năm học vừa qua, huyện có 454 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 18 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Huyện đã có 14 trường chuẩn quốc gia; các TTHTCĐ hoạt động khá đều tay và hiệu quả.
Bùi Huy
(HBĐT) - Sáng 6/9, Sở GD&ĐT tỉnh và Ngân hàng Agribank chi nhánh Hòa Bình đã ký kết việc tài trợ xây dựng nhà nội trú trường THPT Yên Hòa (huyện Đà Bắc).
(HBĐT) - Nằm ở vùng ĐBKK nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, trường THCS xã Đoàn Kết (Đà Bắc) đã có cơ sở vật chất (CSVC) khá khang trang. Học sinh cũng nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ sách, vở đến tiền mặt để tiếp bước đến trường học cái chữ mai sau xây dựng quê hương phát triển.
(HBĐT) - Được thành lập năm 1958, trường PTDTNT tỉnh (tiền thân là trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình) làm nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ các dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển vùng miền núi và dân tộc của tỉnh. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, trường đã vươn lên trở thành điểm sáng về giáo dục trong tỉnh và trong hệ thống các trường PTDTNT trong toàn quốc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các cấp các ngành trong tỉnh. Có được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều phía, Nhà trường đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
(HBĐT) - Nhân dịp khai giảng năm học mới, chi đoàn Báo Hòa Bình đã nhận đỡ đầu 2 em học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ mỗi em 200 ngàn đồng/tháng, trong suốt năm học.
(HBĐT) - Sáng ngày 5/9, cả tỉnh có mưa, nhiều nơi mưa to nhưng lễ khai giảng năm học mới 2013-2014 không vì thế mà dừng lại. Từ trung tâm TP. Hoà Bình đến các bản làng vùng sâu, xa đều rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu đón học sinh tới trường. Từ các em nhỏ mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, cha mẹ phải bế trùm trong áo mưa đến những học sinh THCS, THPT đều phấn khởi vượt qua mưa gió, con đường lầy lội để tựu trường. Khi tiếng trống trường vang lên át cả tiếng mưa rào rào ngoài sân, những tâm hồn dù non nớt cũng mơ hồ cảm nhận được những xúc cảm thiêng liêng ngày khai trường: Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!/ Chào năm học mới.
(HBĐT) - Sau khi Báo Hoà Bình điện tử đăng tải bài viết “Cô học trò nghèo và ước mơ được vay vốn học đại học” của tác giả Phương Linh, ngày 27/8/2013, mục Ký – phóng sự, ngày 4/9, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với Hội Khuyến học huyện Kỳ Sơn trao tặng học bổng hỗ trợ ban đầu cho em Đinh Thị Nhung (xóm Đồng Giang – Dân Hoà - Kỳ Sơn) là học sinh nghèo thi đỗ đại học nhưng không có điều kiện để theo học.