Ban VSTBPN huyện Tân Lạc trao đổi, xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện bình đẳng giới của phụ nữ trong lĩnh vực GD - ĐT.

Ban VSTBPN huyện Tân Lạc trao đổi, xây dựng kế hoạch chương trình thực hiện bình đẳng giới của phụ nữ trong lĩnh vực GD - ĐT.

(HBĐT) - Tân Lạc là một trong số huyện có tỷ lệ phụ nữ tham gia HĐND cấp huyện và BCH Đảng bộ huyện cao của tỉnh (21,6% và 22,22%). Kết quả đó có được nhờ vào đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho cán bộ nữ của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Thời gian qua, huyện Tân Lạc đã xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch, chương trình thực hiện bình đẳng giới của phụ nữ trong lĩnh vực GD-ĐT. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và xã hội - Đồng chí Cao Thị Nụ, Trưởng phòng LĐ-TB&XH, Phó trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Tân Lạc cho biết.

 

Nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về GD-ĐT, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em gái vùng sâu, cao, đặc biệt khó khăn, các cấp, ngành đã phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của giáo dục, vận động các gia đình không phân biệt, đối xử giữa con trai và con gái trong tiếp cận với GD-ĐT. Nhờ đó, hàng năm, 100% gia đình trên địa bàn cho con đi học đúng độ tuổi, tỷ lệ bỏ học hầu như không có nhất là các xã vùng khó khăn. Để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khó khăn vươn lên trong học tập, các cấp, ngành thường xuyên tổ chức các đợt thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đồng thời, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh CVĐ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo môi trường học tập thân thiện, hiệu quả cho các em. Tỷ lệ học sinh nữ đạt học sinh giỏi các cấp chiếm 75%, 100% cháu đủ 6 tuổi vào lớp 1.

 

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em được phổ cập giáo dục và nâng cao trình độ, ngành giáo dục tiến hành rà soát đối tượng phụ nữ, trẻ em gái tham gia các lớp phổ cập. Ngành đã phối hợp với các cấp, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ, thanh niên thực hiện tốt chương trình bổ túc THCS, THPT. Nhờ đó đến nay, toàn huyện không có phụ nữ, trẻ em trong độ tuổi mù hoặc tái mù chữ, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được nâng lên. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn đã chỉ đạo và thực hiện hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Hiện nay, 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Các trung tâm thường xuyên mở được các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn.

 

Ngành GD-ĐT là đơn vị tiêu biểu trong thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý giáo dục và tham gia lãnh đạo. Phòng GD-ĐT huyện đã lập quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ, tổ chức phổ biến kiến thức giới trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục; quan tâm ưu tiên cho cán bộ nữ đi học, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến nay, số cán bộ nữ quản lý trong giáo dục tăng đáng kể, cụ thể: 134/172 hiệu trưởng, hiệu phó các trường THCS, tiểu học, mầm non  là nữ, chiếm 77,9%. Tỷ lệ nữ là đảng viên trong ngành đạt 60%, số giáo viên được đào tạo vượt chuẩn, có trên 70% là nữ.

 

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, huyện đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhất là cán bộ nữ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong tổng số cán bộ được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hành chính, tin học có 50% là cán bộ nữ.           

                   

 

 

                                                                                          P.V

 

 

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục