Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh và lãnh đạo Hội CGC TPHB thăm hỏi, tặng quà nữ hội viên phường Hữu Nghị (TPHB). Ảnh: P.V
(HBĐT) - Hội Cựu giáo chức tỉnh được thành lập theo Quyết định số 1913 ngày 6/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh. Qua một nhiệm kỳ 5 năm hoạt động, được sự lãnh đạo của Đảng ủy Giáo dục, sự hỗ trợ của công đoàn ngành, Hội đã hoạt động trên khắp 11 huyện, thành phố thu hút được gần 4.000 hội viên tham gia. Các Hội cơ sở đều được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, phòng giáo dục, công đoàn giáo dục, nhiều Hội huyện đã có những hoạt động phong phú, khơi dậy tình cảm nghề nghiệp, lương tâm nhà giáo đã nghỉ hưu tham gia công tác Hội và các công tác địa phương.
Nhiều hội viên vùng sâu, xa của các huyện vùng cao vẫn nhiệt tinh tham gia, coi đây là bến đỗ của cuộc đời sau năm tháng dạy học. Nhiều thầy giáo, cô giao khi rời bục giảng hay phục vụ trong ngành giáo dục khi nghỉ hưu về với đời thường vẫn phát huy tính cách nhà giáo, sống mẫu mực, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Được sự tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nhiều nhà giáo sống thanh bạch, luôn năng nổ trong các hoạt động như: tham gia làm bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban mặt trận, Hội khuyến học, Hội NCT. Họ tham gia với sự nhiệt tinh của nhà giáo, lấy hoạt động, cống hiến làm niềm vui mà không so đo, tính toán. Nhiều địa phương đã trao gửi niềm tin vào các cựu giáo chức, coi nhà giáo là người có uy tín, kinh nghiệm trong vận động học tập nên ủy thác cac cựu giáo chúc kiêm nhiệm công tác khuyến học. Thấy được thuận lợi đó nên các huyện đã thành lập Hội giáo chức làm công tác khuyến học như huyện Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn…
Nhiệm kỳ qua, thời gian chưa nhiều, Hội hoạt động trong sự khó khăn của một hội nghề nghiệp xã hội nên chưa có kinh phí nhưng không vì vậy mà để ảnh hưởng đến hoạt động. Hội xác định được trách nhiệm, với tư cách nhà giáo, tình cảm nghề nghiệp của mình mà hoạt động. Hội đã đoàn kết, động viên nhau với phương châm:
“Đoàn kết, vui tươi khi khoẻ mạnh
Chia sẻ, ấm lòng lúc khó khăn
Giúp đỡ động viên lúc đau yếu
Tình nghĩa cảm thông lúc qua đời”.
Vì vậy, nhiều Hội đã gây quỹ, giúp nhau vốn để lao động sản xuất, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, qua đời. Nhiều Hội đã cùng các trường học địa phương động viên học sinh đi học, vượt khó cùng Hội Khuyến học hỗ trợ, động viên tinh thần, vật chất để các em vươn lên trong học tập.
Nhiệm kỳ qua, lãnh đạo ngành đã tổ chức cho hội được 4 lần xuống các huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy để hiểu biết sự phát triển của các bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS đến Trung tâm GDTX, TTHTCĐ để củng cố niềm tin yêu vào sự nghiệp và với kinh nghiệm của mình tham gia, góp ý với cơ sở hoặc với ngành. Nhiều Hội ở cơ sở đã có những hoạt động CLB văn nghệ, thơ ca, hát múa, TD-TT… và đã ra được những tập thơ nhân ngày 20/11 để gửi gắm tình cảm, hoài vọng về một thời đứng lớp như tập thơ “Lửa hoàng hôn” của Hội thành phố, “Một thời bút nghiêm” của Hội Lạc Thủy… Hội đã động viên các hội viên làm tốt trách nhiệm công dân, xây dựng gia đình văn hóa, phối hợp với BHXH giải quyết truy lĩnh tiền thâm niêm cho các hội viên trong thời gian quy định.
Một nhiệm kỳ đã qua, dù đã nỗ lực hết mình, tuy nhiên, Hội Cựu giáo chức tỉnh vẫn hoạt động chưa đều khắp, chưa thu hút được các nhà giáo nghỉ hưu trên địa tham gia hoạt động Hội. Nhiệm kỳ lần thứ hai (2014-2019), được sự lãnh đạo của Đảng ủy, Sở GD&ĐT, sự hỗ trợ của công đoàn ngành, Hội sẽ phát huy những việc đã làm được, tích cực nỗ lực tham gia đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà phát triển và động viên mỗi hội viên phấn đấu giữ gin phẩm chất nhà giáo, làm tốt hơn nữa nghĩa vụ công dân và xây dựng gia đinh văn hóa.
Nguyễn Văn Song
(Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh)
(HBĐT) - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, người lao động còn được trang bị kiến thức ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và thu nhập, đặc biệt là ở tỉnh còn khó khăn như tỉnh ta, số người lao động thuộc hộ nghèo còn cao, chính vì vậy, việc tham gia đi lao động ở các nước có thu nhập cao còn gặp rất nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Năm 2013, cùng với việc chăm lo cho giáo dục mầm non (GDMN), công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi tiếp tục được các cấp uỷ, chính quyền huyện Lương Sơn quan tâm, đầu tư, chỉ đạo.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có 29 chi hội khuyến học xã, thị trấn và 169 ban khuyến học, 374 chi hội khuyến học cơ sở xóm, phố, KDC…. Số hội viên ngày càng tăng; năm 2010, toàn huyện có 16.572 hội viên, nay đã lên 29.551 hội viên.
(HBĐT) - Nắng mới ngập tràn khuôn viên trường PTDTNT tỉnh. Những dãy nhà hiệu bộ, khu lớp học, ký túc xá, nhà đa năng... như được đánh thức sau những ngày đông giá lạnh. Giờ ra chơi, những lối đi lại nơi sân trường, cầu thang dẫn về các dãy lớp học rợp sắc áo hoa học trò. “Ngôi nhà thứ 2” của học sinh các dân tộc tỉnh cũng đang chuyển mùa theo tâm trạng hào hứng của mỗi người trước thềm xuân...
(HBĐT) - Đầu tháng 1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” 2013- 2014 trên địa bàn tỉnh. Đây là sự tiếp nối một cách bài bản hơn những quan tâm, đầu tư của toàn ngành đối với sự nghiệp GD&ĐT vùng khó khăn, vùng ĐBKK, nhất là các xã vùng sâu, cao, lòng hồ sông Đà. Qua đó, chất lượng giáo dục nơi này được nâng lên, hoà vào bước phát triển của sự nghiệp GD toàn tỉnh. Sau 1 năm, thực hiện, “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã đạt được những dấu ấn đáng kể, tạo động lực cho năm tiếp theo.
(HBĐT) - Ngành GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay chương trình GDTX cấp THPT năm học 2013-2014. Kỳ thi có 39 thí sinh là các học viên của các TTGDTX trên địa bàn tỉnh ta. Kết quả, Sở GD&ĐT đã công nhận học viên giỏi cho 23 thí sinh đạt giải tại kỳ thi.